Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả | Yuanta
Flower
Trang chủNewsBlogPhân tích kỹ thuậtIchimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả trong thị trường chứng khoán

04/04/2022 - 09:11

Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả trong thị trường chứng khoán

Hiện nay, trên thị trường tài chính chứng khoán có rất nhiều công cụ được các nhà đầu tư ưa chuộng. Một trong những công cụ mà Yuanta Việt Nam muốn nhắc đến hôm nay chính là chỉ báo Ichimoku. Vậy để hiểu rõ hơn về Ichimoku là gì, ý nghĩa của chỉ báo này, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả trong thị trường chứng khoán

Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả trong thị trường chứng khoán

Tìm hiểu sơ lược về Ichimoku:

Ichimoku là gì?

Ichimoku Kinko Hyo hay còn được biết đến với tên gọi tắt là Ichimoku, là một công cụ phân tích được sử dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Thông thường, loại công cụ phân tích kỹ thuật này còn được biết đến qua tên Ichimoku Cloud hay mây Ichimoku. Công cụ này có thể biểu diễn thị trường mà không cần kết hợp với bất cứ chỉ báo nào khác và tồn tại một cách độc lập. Đây là một tập hợp các chỉ báo kỹ thuật giúp trader thấy được tất cả tín hiệu trên biểu đồ nến. Bao gồm 5 phần, trong đó có 2 phần tạo thành với nhau tựa như hình dạng của đám mây.

Ichimoku là gì?

Sự hình thành của Ichimoku:

Cha đẻ của chỉ báo Ichimoku chính là ông Goichi Hosoda. Ông là một nhà báo người Nhật và có niềm đam mê bất diệt với các biểu đồ nến Nhật. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã tạo lập một trung tâm riêng để nghiên cứu biểu đồ, và ông mong muốn tạo ra được một loại chỉ báo tổng hợp nhằm xác định xu hướng thị trường chuẩn xác và tối ưu được quỹ thời gian của mình.

 

Bằng cách sử dụng các đường trung bình để kiếm ra một hệ thống giao dịch toàn diện nhất trên biểu đồ nến Nhật, ông và các cộng sự tâm huyết đã thực sự hoàn thành nên hệ thống giao dịch Ichimoku. Không lâu sau đó, ông cũng đã phát hành sách nói về chỉ báo này để lan rộng kiến thức ra thị trường.

 

Ở thị trường chứng khoán hiện nay, các nhà đầu tư rất ưa chuộng Ichimoku vì nó là chỉ báo có tính linh hoạt cao và hệ thống giao dịch này cũng đang được sử dụng rộng rãi ở những sàn giao dịch lớn nhỏ nước ta.

Ý nghĩa:

Biểu đồ Ichimoku tập hợp nhiều nhiều dữ liệu giúp nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát về biến động giá trên thị trường chứng khoán. Vì chỉ báo Ichimoku là một hệ thống hỗ trợ việc xác định xu hướng dựa vào các đường trung bình cộng.

 

Khi sử dụng Ichimoku Kinko Hyo kết hợp cùng các chỉ báo khác trong phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận của mình.

 

Dễ dàng sử dụng một cách đơn giản và hiệu quả do tính khách quan của thị trường được thể hiện qua Ichimoku.

 

Dựa vào chỉ báo Ichimoku, nhà đầu tư có thể thấy được ý nghĩa của những con số trong đám mây này về mặt dao động sóng, đo lường giá trị, thời gian, kể cả không gian.

 

Trong khi các chỉ báo kỹ thuật khác chỉ thể hiện được vùng kháng cự và hỗ trợ tại thời điểm hiện tại thì đối với Ichimoku, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết được mức hỗ trợ và kháng cự xảy ra trong tương lai.

 

Tóm lại, chúng ta có thể xem Ichimoku là một công cụ toàn diện, nhờ nó mà chúng ta có thể xác định được một cách cụ thể các điểm vào hoặc thoát lệnh, xác định được mức hỗ trợ và kháng cự cũng như xác định được xu hướng của thị trường.

Các thành phần của Ichimoku:

Để thành thạo việc áp dụng chỉ báo Ichimoku và đạt được hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ được Ichimoku là gì và thành phần cấu tạo của nó. Vì chỉ báo Ichimoku có cấu tạo cũng khá phức tạp hơn so với các chỉ số kỹ thuật cơ bản khác.

 

Như đã nhắc đến ở trên, Ichimoku bao gồm 5 thành phần, cụ thể là 5 đường, trong đó có 2 đường tạo thành với nhau tựa như hình dạng của đám mây, đám mây này được gọi là Ichimoku (tên gọi khác là Kumo).

Đường Kijun-sen (Đường tiêu chuẩn):

Đường tiêu chuẩn Kijun-sen

Công thức đường tiêu chuẩn Kijun-sen được tính như sau:

Kijun-sen =(Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

 

Trong đó: Đường tiêu chuẩn Kijun-sen chính bằng điểm trung bình cộng của giá cao và thấp nhất của 22 phiên giao dịch trước. 

 

Đây là đường quan trọng nhất trong 5 đường của Ichimoku nên Kijun-sen chính là đường trung bình dài hạn của 22 phiên trước. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư thường bắt gặp hiện tượng đường tiêu chuẩn nằm ngang. Lúc này, chúng ta có thể thấy vùng giá đang ở thế cân bằng, giá sẽ đi ngang trong một biên độ tương đối ổn định và chưa có một xu hướng cụ thể nào trong thời gian dài (trạng thái sideway), cụ thể hơn là giá sẽ đi men theo đường tiêu chuẩn này.

Tenkan-sen (Đường chuyển đổi):

Tenkan-sen

Công thức đường chuyển đổi Tenkan-sen được tính như sau:

Tenkan-sen =(Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

 

Khác với đường tiêu chuẩn, đường chuyển đổi Tenkan-sen này biểu hiện số liệu của 9 phiên giao dịch trước, nên sẽ được tính bằng bình quân của giá cao nhất và giá thấp nhất trong vòng 9 giao dịch gần nhất trước đó. 

 

Điểm giao nhau giữa đường tiêu chuẩn Kijun-sen và đường chuyển đổi Tenkan-sen sẽ giúp các nhà đầu tư nhận định được thị trường. Từ đó, lên kế hoạch đầu tư dễ dàng tìm được điểm vào lệnh.

 

Chikou Span (Đường trễ):

Đường trễ Chikou Span

 

Công thức đường trễ Chikou Span được tính như sau:

Chikou Span = Giá đóng cửa hiện tại

 

Sở dĩ có tên gọi là đường trễ vì Chikou Span được vẽ lùi về sau 26 phiên giao dịch. Đường này cho chúng ta nhìn thấy và so sánh được giá ở thời điểm hiện tại và giá ở thời điểm cách 26 phiên trước đó.

Đường dẫn Senkou Span A và Senkou Span B

Senkou Span A (Đường dẫn):

Công thức đường dẫn Senkou Span A được tính như sau:

Senkou Span A =(Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2

 

Đường dẫn Senkou Span A được thể hiện trên biểu đồ bằng cách lui về phía trước 26 phiên giao dịch. Mục đích chúng ta sử dụng đường dẫn Senkou Span A này nhằm xác định sự giao nhau với đường dẫn Senkou Span B, từ đó có thể xác định được màu sắc cũng như hình dáng của đám mây Ichimoku.

Senkou Span B (Đường dẫn):

 

Công thức đường dẫn Senkou Span A được tính như sau:

Senkou Span B = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

 

Đường Senkou Span B sẽ dùng giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên và thể hiện trên biểu đồ bằng cách dịch chuyển về phía trước 26 phiên, tương tự Senkou Span A.

 

Tương tự như đường dẫn Senkou Span A, đường dẫn Senkou Span B được thể hiện trên biểu đồ bằng cách dịch về trước 26 phiên giao dịch và sẽ sử dụng mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất của 52 phiên.

 

Senkou Span A và Senkou Span B chính là 2 đường quan trọng và nổi bật nhất để tạo ra đám mây Ichimoku – Kumo mà Yuanta đã nhắc đến phần trên bài viết.

Đặc điểm của mây Ichimoku:

  • Bộ phận có hình dạng tương tự như đám mây được cấu tạo từ hai đường Senkou Span A và B được gọi là Ichimoku. Ngoài ra, đám mây này còn được biết đến với tên gọi là mây Kumo hoặc Kumo.

 

  • Khi Kumo có đường Senkou Span B nằm dưới thì được gọi là mây tăng, ngược lại khi Senkou Span A nằm dưới thì gọi là mây giảm.

 

  • Khi Senkou Span A nằm trên đường B thì Kumo sẽ có màu sắc của Senkou Span A và ngược lại.

 

  • Mây Kumo tương lai là phần Kumo đi trước giá.

 

  • Nhờ vào hình dạng, màu sắc và độ dày mỏng của đám mây Moku, các nhà đầu tư có thể dự đoán được những diễn biến tiếp theo cũng như xu hướng của thị trường.

 

  • Chúng ta có thể sử dụng đường dẫn Senkou Span B để làm phẳng mức kháng cự và hỗ trợ. Vì vậy, Kumo mang một vai trò là mức cản vô cùng hiệu quả.

 

  • Đám mây Ichimoku có thể được xem như một điểm cân bằng ở ngưỡng tâm lý. Khi giá càng cách xa đám mây thì cũng đồng nghĩa với việc cách xa điểm cân bằng thị trường. Lúc này, tâm lý thị trường sẽ được đám đông điều chỉnh lại, khi đó giá sẽ có xu hướng trở về ở mức cân bằng gần với đám mây hơn.

 

Nhà đầu tư có thể bắt gặp đám mây thật to và dày, chứng tỏ tâm lý thị trường lúc này vô cùng vững mạnh, khó bị phá vỡ. Ngược lại, nếu nhà đầu tư thấy những đám mây mỏng và nhỏ, lúc này tâm lý thị trường sẽ khá dè dặt và không chắc chắn, có khả năng dễ bị xuyên qua.

Sử dụng Ichimoku trong chứng khoán:

Dựa vào đám mây Ichimoku để nhận định thị trường

 

Với sự trợ giúp của mây Kumo, các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc xác định xu hướng của thị trường hiện tại, bởi vì mây Kumo là một trong những thành phần quan trọng và nổi bật nhất của mô hình Ichimoku. Mây Kumo thể hiện rõ ràng hình dáng và màu sắc nên dựa vào nó, chúng ta có thể nhận biết được các tín hiệu của xu hướng dựa vào các trường hợp sau:

 

  • Trường hợp 1: Giá nằm phía trên mây Kumo. Lúc này xu hướng thị trường đang theo chiều tăng lên.

 

  • Trường hợp 2: Giá nằm phía dưới mây Kumo. Lúc này xu hướng thị trường đang theo chiều giảm xuống.

 

Kumo mang một vai trò là mức cản vô cùng hiệu quả và nó có thể được xem như một điểm cân bằng ở ngưỡng tâm lý. Khi giá càng cách xa đám mây thì cũng đồng nghĩa với việc cách xa điểm cân bằng thị trường. Lúc này, tâm lý thị trường sẽ được đám đông điều chỉnh lại, khi đó giá sẽ có xu hướng trở về ở mức cân bằng gần với đám mây hơn.

 

Hiện nay, các nhà đầu tư thường lựa chọn điểm vào lệnh dựa vào mây Kumo khi có hiện tượng giá phá vỡ ra khỏi mây Kumo, tuy nhiên không phải lúc nào xảy ra hiện tượng này bạn cũng có thể tìm được vị trí phù hợp để vào lệnh bởi vì:

 

  • Nếu bạn là một nhà đầu tư cẩn trọng, bạn cần phối hợp với yếu tố khác bởi vì mây Kumo chỉ thể hiện ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Vì vậy, nhà đầu tư không nên phụ thuộc hoàn toàn vào một chỉ báo này.

 

  • Một thị trường có xu hướng chính là lúc mây Kumo phát huy hết tác dụng và hoạt động một cách tốt nhất. Nhà đầu tư sẽ rất khó hoặc không tìm được điểm vào lệnh nếu như giá đang bị phá vỡ ra khỏi đám mây.

 

Tóm lại, chúng ta chỉ nên xem Ichimoku như một trong những yếu tố góp phần vào việc xác định xu hướng thị trường. Để đạt được thành công trong các giao dịch, nhà đầu tư cần kết hợp công cụ đám mây Kumo với một số chỉ báo khác để có được những nhận định về thị trường một cách chính xác nhất.

Nhà đầu tư nên kết hợp nhiều yếu tố để đưa ra chiến lược và quyết định đầu tư phù hợp

Khi Tenkan-sen và Kijun-sen cắt nhau:

 

Chúng ta có thể đưa ra ý tưởng như sau:

 

  • Khi đường Tenkan-sen cắt đường Kijun-sen cắt nhau theo hướng từ trên xuống, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.

 

  • Khi đường Tenkan-sen cắt đường Kijun-sen cắt nhau theo hướng từ dưới lên, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.

 

Với trường hợp 2 đường này cắt nhau, cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

 

  • Ta có thể thấy xu hướng sẽ tiếp diễn rất mạnh nếu như 2 đường Tenkan-sen và Kijun-sen trùng nhau.

 

  • Xu hướng sẽ tăng mạnh nếu như 2 đường này song song nhau.

 

  • Nếu sự cắt nhau xảy ra phía dưới đám mây Kumo, tín hiệu bán sẽ mạnh hơn. Ngược lại,  tín hiệu mua sẽ mạnh hơn khi 2 đường này cắt nhau phía trên đám mây Kumo. Bởi Kumo giữ vai trò quan trọng là một đường hỗ trợ và một đường kháng cự.

 

  • Thường thì nhà đầu tư có thể bị trễ tín hiệu vào lệnh nếu như 2 đường Kijun và Tenkan cắt nhau rõ ràng vì lúc này có thể thị trường đã chạy một đoạn khá xa phía trước.

 

Vì vậy, nhà đầu tư cần phải kết hợp linh hoạt các phương pháp, công cụ khác như các mô hình nến đảo chiều,… để đạt được hiệu quả giao dịch cao hơn.

 

Khi đường Chikou Span cắt đường giá

Chúng ta có thể đưa ra ý tưởng như sau:

 

  • Trường hợp đường trễ Chikou Span cắt đường giá từ phía dưới lên trên: vào lệnh mua.

 

  • Trường hợp đường trễ Chikou Span cắt đường giá từ phía trên xuống dưới: vào lệnh bán.

 

Lưu ý: Khi đường trễ Chikou Span ở điểm A thì giá sẽ nằm ở điểm B vì Chikou Span là đường đi chậm hơn giá 26 phiên giao dịch.

Khi đường Senkou Span A cắt đường Senkou Span B:

 

Chúng ta có thể đưa ra ý tưởng như sau:

 

  • Khi Kumo từ màu đỏ chuyển sang màu xanh (Senkou Span A cắt Senkou Span B từ phía dưới lên): vào lệnh mua.

 

  • Khi Kumo từ màu xanh chuyển sang màu đỏ (Senkou Span A cắt Senkou Span B từ phía trên xuống): vào lệnh bán.

 

Ngược lại với đường trễ Chikou Span, 2 đường dẫn Senkou Span A, Senkou Span B được vẽ lùi về phía trước 26 phiên nên bạn sẽ thấy giá đi sau 2 đường này.

 

Kết hợp các yếu tố trong chỉ báo Ichimoku:

 

Chúng ta có thể đưa ra ý tưởng như sau:

Những yếu tố báo hiệu việc thực hiện lệnh mua vào:

 

  • Ở thời điểm vào lệnh, đường giá phải củng cố cho xu hướng tăng và nằm trên Kumo.

 

  • Đường chuyển đổi Tenkan-Sen và đường tiêu chuẩn Kijun-Sen cắt nhau tại điểm nằm trên Kumo và đồng thời phải cắt nhau từ dưới lên.

 

  • Bắt buộc một điều rằng đường dẫn Senkou Span A phải nằm phía trên đường dẫn Senkou Span B.

 

  • Đường giá nằm phía dưới đường trễ Chikou Span.

Những yếu tố báo hiệu việc thực hiện lệnh bán ra:

 

  • Ở thời điểm vào lệnh, giá củng cố cho xu hướng giảm nên phải nằm dưới Kumo.

 

  • Đường chuyển đổi Tenkan-Sen và đường tiêu chuẩn Kijun-Sen cắt nhau tại điểm nằm dưới Kumo và đồng thời phải cắt nhau theo chiều từ trên xuống.

 

  • Bắt buộc một điều rằng đường dẫn Senkou Span A phải nằm phía dưới đường dẫn Senkou Span B.

 

  • Đường giá nằm phía trên đường trễ Chikou Span.

 

Để các nhà đầu tư có được những tín hiệu giao dịch tốt nhất, ngoài việc sử dụng từng thành phần riêng trong chỉ báo Ichimoku, chúng ta cần phải biết cách kết hợp tất cả các yếu tố đó lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần phải linh hoạt vì không phải lúc nào những yếu tố đó cũng xảy ra đồng thời với nhau để thiết lập được hệ thống giao dịch hoàn hảo nhất.

 

Nói tóm lại, với những kiến thức ở bài viết trên, Yuanta Việt Nam hy vọng các nhà đầu tư có thể nắm rõ được khái niệm về Ichimoku là gì, đặc điểm cũng như cách áp dụng chỉ báo này trong chứng khoán để đưa ra các quyết định đầu tư đạt được hiệu quả cao. 

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!