Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là gì? - YSVN
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếLạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là gì? – Ảnh hưởng đến thị trường ra sao?

10/07/2023 - 09:42

Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là gì? – Ảnh hưởng đến thị trường ra sao?

Lạm phát chi phí đẩy là một dạng lạm phát xuất hiện khi chi phí sản xuất tăng lên. Và được chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ. Nó gây ra áp lực lên người tiêu dùng và doanh nghiệp, đòi hỏi các biện pháp kiểm soát để ổn định nền kinh tế. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này.

Lạm phát chi phí đẩy là gì?

Lạm phát là hiện tượng tăng giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian dài. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng phổ biến nhất là lạm phát chi phí đẩy. Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là một dạng lạm phát mà nguyên nhân chính là sự tăng chi phí sản xuất và kinh doanh. 

Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là một dạng lạm phát mà nguyên nhân chính là sự tăng chi phí sản xuất và kinh doanh

Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) là một dạng lạm phát mà nguyên nhân chính là sự tăng chi phí sản xuất và kinh doanh

Khi các yếu tố như giá nguyên liệu, lương công nhân và thuế tăng cao, doanh nghiệp sẽ chịu áp lực tăng chi phí. Và chuyển phần này lên người tiêu dùng dưới dạng tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, khi giá dầu tăng mạnh, các ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng, như vận tải và sản xuất, sẽ phải trả nhiều hơn cho nguyên liệu. Nó dẫn đến tăng giá sản phẩm của họ. 

Điều này gây áp lực lên người tiêu dùng khi họ phải chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng và dịch vụ cơ bản. Do đó, đòi hỏi cần phải có các biện pháp kiểm soát lạm phát để ổn định nền kinh tế.

Nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát. Tìm hiểu về điều này giúp nhà kinh tế hiểu rõ hơn về Cost-push inflation. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp ngăn chặn hiệu quả. 

Các yếu tố như giá nguyên liệu, lương công nhân và thuế tăng cao là những nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy

Các yếu tố như giá nguyên liệu, lương công nhân và thuế tăng cao là những nguyên nhân gây ra lạm phát chi phí đẩy

Giá thành nguyên liệu và tài nguyên

Loại chi phí này góp phần trực tiếp gây ra lạm phát chi phí đẩy. Trong đó giá dầu và năng suất mùa vụ là hai ví dụ dễ thấy và có tác động mạnh mẽ nhất. Giá dầu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Khi giá dầu tăng, chi phí vận chuyển sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ.

Các ngành công nghiệp khác, như sản xuất, nông nghiệp và vận tải, đều phải đối mặt với tăng giá nguyên liệu, gây áp lực tăng giá cả trên thị trường. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, sâu bệnh có thể gây ra mất mùa. Và làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm nguồn cung thực phẩm.

Khi đó, giá thực phẩm sẽ tăng lên do không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên liệu trong ngành nông nghiệp. Và có thể lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Gây ra tăng giá cả và lạm phát chi phí đẩy.

Những yếu tố trên chỉ là một số ví dụ về cách tăng giá thành nguyên liệu và tài nguyên có thể gây ra lạm phát chi phí đẩy. Sự biến đổi trong giá thành nguyên liệu và tài nguyên có thể tác động rộng rãi và phức tạp đến nền kinh tế. Gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Giá dầu và năng suất mùa vụ là hai ví dụ dễ thấy về tác động mạnh mẽ của giá thành nguyên liệu và tài nguyên đối với lạm phát chi phí đẩy

Giá dầu và năng suất mùa vụ là hai ví dụ dễ thấy về tác động mạnh mẽ của giá thành nguyên liệu và tài nguyên đối với lạm phát chi phí đẩy

Chi phí lao động

Đầu tiên, khi các doanh nghiệp phải tăng lương để đáp ứng yêu cầu của lao động, chi phí lao động tăng lên. Để bù đắp chi phí này, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Khi giá sản phẩm tăng, người tiêu dùng phải trả nhiều hơn, dẫn đến lạm phát chi phí đẩy.

Ngoài ra khi các quy định về an toàn lao động và các quyền lợi lao động được nâng cao. Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào việc cung cấp môi trường làm việc an toàn và tăng các chế độ phúc lợi cho nhân viên. Điều này gây tăng chi phí sản xuất và cuối cùng ảnh hưởng đến giá thành của hàng hóa và dịch vụ. Sự tăng giá thành chắc chắn là điều người tiêu dùng không mong muốn.

Như vậy, việc tăng lương và cải thiện điều kiện lao động có thể tác động đáng kể đến giá thành và lạm phát chi phí đẩy. Điều này yêu cầu các biện pháp kiểm soát và quản lý kỹ càng. Để đảm bảo sự cân đối giữa quyền lợi lao động và sự ổn định kinh tế.

Để bù đắp chi phí khi tăng lương để đáp ứng yêu cầu của lao động, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ

Để bù đắp chi phí khi tăng lương để đáp ứng yêu cầu của lao động, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ

Thuế và quy định pháp luật

Dễ thấy nhất là khi chính phủ tăng thuế đối với các mặt hàng và dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực tăng chi phí. Và có xu hướng chuyển phần này lên người tiêu dùng dưới dạng tăng giá cả. 

Hơn thế nữa, nếu có sự tăng cường quy định và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt từ phía chính phủ hoặc cơ quan quản lý. Doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các yêu cầu này bằng việc đầu tư thêm vào quá trình sản xuất và tuân thủ các quy trình phức tạp. Đương nhiên doanh nghiệp sẽ không muốn gánh khoản chi phí này nên sẽ tăng giá để bù lại.

Cả hai yếu tố trên đều gây áp lực lên doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến tăng giá cả và lạm phát chi phí đẩy. Việc quản lý thuế và quy định pháp luật một cách hợp lý là quan trọng để hạn chế tác động tiêu cực này đối với nền kinh tế.

Thuế và quy định pháp luật nghiêm ngặt đều gây áp lực lên doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến tăng giá cả và lạm phát chi phí đẩy

Thuế và quy định pháp luật nghiêm ngặt đều gây áp lực lên doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến tăng giá cả và lạm phát chi phí đẩy

Hiệu ứng của lạm phát chi phí đẩy

Không phải tự nhiên mà ai cũng lo sợ lạm phát chi phí đẩy xảy ra. Bởi vì nó gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn người tiêu dùng. 

Ảnh hưởng lên người tiêu dùng

Lạm phát chi phí đẩy có những ảnh hưởng đáng kể đối với người tiêu dùng. Dưới đây là phân tích về các ảnh hưởng chính của lạm phát chi phí đẩy:

Tăng chi phí cuộc sống

Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng do lạm phát chi phí đẩy, người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng cơ bản. Chẳng hạn như thực phẩm, năng lượng điện, vật liệu xây dựng và các sản phẩm hàng ngày khác. Điều này dẫn đến sự tăng chi phí cuộc sống và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.

Giảm khả năng tiết kiệm

Khi giá cả tăng, người tiêu dùng có ít tiền dư để tiết kiệm và đầu tư. Các khoản tiết kiệm trở nên khó khăn hơn do việc phải chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng cơ bản. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tích lũy tài sản và chuẩn bị cho tương lai.

Khi giá cả tăng, người tiêu dùng có ít tiền dư để tiết kiệm và đầu tư

Khi giá cả tăng, người tiêu dùng có ít tiền dư để tiết kiệm và đầu tư

Thay đổi thói quen tiêu dùng

Với lạm phát chi phí đẩy, người tiêu dùng có thể chuyển từ những mặt hàng có giá cả tăng cao đến các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn. Kết quả dẫn đến sự thay đổi trong thói quen mua sắm và lựa chọn sản phẩm.

Gia tăng khoảng cách giàu nghèo

Người giàu có có thể chịu được tăng giá cả, trong khi người nghèo và tầng trung lương sẽ phải chịu áp lực tài chính lớn. Điều này có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và tạo ra sự phân hóa xã hội.

Tác động lên sự định hình tương lai

Lạm phát chi phí đẩy khiến nhiều người không chắc chắn về tương lai kinh tế. Người tiêu dùng có thể trì hoãn mua sắm hoặc đầu tư trong tương lai vì sự lo ngại về tăng giá và không ổn định kinh tế.

Những ảnh hưởng trên chỉ ra rằng lạm phát chi phí đẩy có thể gây ra khó khăn và căng thẳng cho người tiêu dùng. Và quan trọng để có biện pháp kiểm soát lạm phát bảo vệ lợi ích của họ.

Người tiêu dùng có thể trì hoãn mua sắm hoặc đầu tư trong tương lai vì sự lo ngại về tăng giá và không ổn định kinh tế

Người tiêu dùng có thể trì hoãn mua sắm hoặc đầu tư trong tương lai vì sự lo ngại về tăng giá và không ổn định kinh tế

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát chi phí đẩy. Một số ảnh hưởng, bao gồm:

Tăng chi phí sản xuất

Lạm phát chi phí đẩy dẫn đến sự tăng giá nguyên liệu, lao động và các yếu tố sản xuất khác. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, bao gồm giá cả nguyên liệu, vận chuyển và lương công nhân. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể gây áp lực tài chính.

Giảm khả năng cạnh tranh

Khi doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm và dịch vụ để bù đắp cho chi phí tăng cao, khả năng cạnh tranh của họ có thể bị suy giảm. Người tiêu dùng có thể chuyển sang các lựa chọn giá rẻ hơn hoặc giảm chi tiêu. Điều này dẫn đến giảm doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Sự mất cân đối trong hợp đồng

Lạm phát chi phí đẩy tạo ra sự không ổn định và không chắc chắn về giá cả. Điều này có thể gây khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng dài hạn hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc dự đoán và quản lý giá cả, gây rủi ro và không đảm bảo lợi nhuận ổn định.

Lạm phát chi phí đẩy tạo ra sự không ổn định và không chắc chắn về giá cả, gây khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng

Lạm phát chi phí đẩy tạo ra sự không ổn định và không chắc chắn về giá cả, gây khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng

Ảnh hưởng tới tuyển dụng và quản lý nhân sự

Lạm phát chi phí đẩy có thể gây áp lực tăng lương và chi phí lao động. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng và quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phải hạn chế tuyển dụng mới. Hoặc thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và mở rộng của họ.

Rủi ro tài chính và đầu tư

Cost-push inflation tạo ra sự không ổn định trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư dài hạn. Sự biến động trong giá cả và chi phí sản xuất có thể làm giảm lợi nhuận và làm suy yếu giá trị của các khoản đầu tư.

Như vậy, lạm phát chi phí đẩy có thể tạo ra nhiều thách thức và áp lực đối với doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí và tìm kiếm các cơ hội cạnh tranh là các yếu tố quan trọng để đối phó với ảnh hưởng của lạm phát.

Sự biến động trong giá cả và chi phí sản xuất có thể làm giảm lợi nhuận và làm suy yếu giá trị của các khoản đầu tư

Sự biến động trong giá cả và chi phí sản xuất có thể làm giảm lợi nhuận và làm suy yếu giá trị của các khoản đầu tư

Biện pháp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy

Mặc dù Cost-push inflation gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế nhưng không phải không có biện pháp kiểm soát. Nắm vững các biện pháp giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Chính sách tiền tệ

Biện pháp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy có thể được thực hiện thông qua chính sách tiền tệ. Các biện pháp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy liên quan đến điều chỉnh lãi suất, bao gồm:

Điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát

Chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát chi phí đẩy. Thông qua việc tăng lãi suất, ngân hàng trung ương có thể làm tăng chi phí vay và giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Điều này có thể làm giảm áp lực tăng giá cả từ chi phí sản xuất và giúp kiềm chế lạm phát.

Tác động của việc tăng giá lãi suất 

Tăng giá lãi suất có thể có tác động đáng kể đến lạm phát chi phí đẩy. Khi lãi suất tăng, chi phí vay tăng lên, làm giảm khả năng đầu tư và tiêu dùng. Điều này có thể làm giảm nhu cầu và áp lực tăng giá sản phẩm và dịch vụ. 

Chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát chi phí đẩy

Chính sách tiền tệ có thể sử dụng công cụ điều chỉnh lãi suất để kiềm chế lạm phát chi phí đẩy

Các biện pháp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy thông qua chính sách tiền tệ phải được thực hiện cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này nhằm đảm bảo cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và sự phát triển kinh tế. Việc tăng giảm lãi suất phải được điều chỉnh linh hoạt. Đặc biệt là dựa trên những nghiên cứu và dữ liệu kinh tế để đạt được hiệu quả tối đa trong kiểm soát lạm phát.

Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa là một tập hợp các biện pháp và quyết định về thu, chi và vay của chính phủ. Nó điều chỉnh hoạt động tài chính và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính sách tài khóa thông qua việc kiểm soát chi phí nguyên liệu và tài nguyên, điều chỉnh thuế và quy định, cùng với quản lý chính sách tiền tệ. Giúp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy.

Kiểm soát chi phí nguyên liệu và tài nguyên

Chính phủ có thể thực hiện biện pháp để kiểm soát và hạn chế tăng giá nguyên liệu và tài nguyên. Điều này có thể bao gồm quản lý xuất khẩu và nhập khẩu. Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng hoặc ưu tiên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng. Đồng thời, cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng là một biện pháp quan trọng.

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng hoặc ưu tiên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quan trọng hoặc ưu tiên cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp quan trọng

Điều chỉnh thuế và quy định pháp luật

Chính phủ có thể điều chỉnh thuế và quy định để hạn chế tác động lên giá sản phẩm và dịch vụ. Việc giảm thuế đối với các nguyên liệu và ngành công nghiệp cần thiết. Đồng thời tăng thuế đối với các mặt hàng không cần thiết có thể giúp kiềm chế tăng giá cả. Ngoài ra, chính phủ có thể thực hiện quy định pháp luật để giám sát và kiểm soát tăng giá cả trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Khuyến khích cạnh tranh và mở cửa thị trường

Tăng cường cạnh tranh trong nền kinh tế có thể giúp giảm áp lực tăng giá cả. Chính phủ có thể thúc đẩy sự cạnh tranh bằng cách giảm rào cản thị trường. Bên canh đó có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Việc mở cửa thị trường cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung cấp và thị trường đa dạng, từ đó giảm áp lực tăng giá.

Sự kết hợp và thực hiện hiệu quả các biện pháp này giúp đảm bảo ổn định kinh tế và giảm áp lực lạm phát chi phí đẩy đối với doanh nghiệp và người dân.

Việc mở cửa thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung cấp và thị trường đa dạng

Việc mở cửa thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn cung cấp và thị trường đa dạng

Chính sách lao động

Biện pháp kiểm soát lạm phát chi phí đẩy có thể được thực hiện thông qua chính sách lao động. Hai biện pháp cụ thể được đề xuất là quản lý lương và cải thiện hiệu suất lao động

Quản lý mức lương tác động lên chi phí lao động

Chính phủ hoặc các tổ chức quản lý lao động có thể đưa ra các chính sách và quy định về mức lương tối đa hoặc mức tăng lương hợp lý. Điều này giúp kiểm soát chi phí lao động. Và tránh tình trạng tăng lương quá nhanh gây ra lạm phát chi phí đẩy. Ngoài ra, cần thúc đẩy sự thương lượng hợp lý giữa người lao động và nhà tuyển dụng để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của cả hai bên.

Cải thiện hiệu suất lao động để giảm chi phí sản xuất

Để giảm áp lực tăng giá cả do lạm phát chi phí đẩy, doanh nghiệp có thể tập trung vào nâng cao hiệu suất lao động. Điều này có thể được đạt được bằng cách đầu tư vào công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên để nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc. Sử dụng quy trình sản xuất hiệu quả hơn và tăng cường quản lý chất lượng. Khi hiệu suất lao động được cải thiện, chi phí sản xuất có thể được giảm xuống và giúp hạn chế tác động của lạm phát chi phí đẩy.

Đầu tư vào công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên để nâng cao kỹ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc

Đầu tư vào công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên để nâng cao kỹ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc

Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác có thể được áp dụng để kiểm soát lạm phát chi phí đẩy. Bao gồm kiểm soát giá cả, tăng cường quản lý nguồn cung và yêu cầu tuân thủ các quy định về giá cả và chi phí sản xuất. Sự kết hợp và tương quan giữa các biện pháp này sẽ tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia.

So sánh lạm phát chi phí đẩy với lạm phát cầu kéo

Lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation) và lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation) là hai loại lạm phát khác nhau, có nguyên nhân và tác động khác nhau lên nền kinh tế.

Nguyên nhân chính của lạm phát chi phí đẩy là tăng giá thành nguyên liệu và tài nguyên sản xuất. Còn nguyên nhân chính của lạm phát cầu kéo là tăng cầu tiêu dùng và đầu tư vượt quá khả năng cung cấp của nền kinh tế. 

Về mặt tác động cost-push inflation khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tăng chi phí sản xuất và khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Ngược lại demand-pull inflation khiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Trong khi doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế tăng giá để tăng lợi nhuận.

Đối với cả hai loại lạm phát, việc kiểm soát giá cả và chi phí sản xuất là cần thiết để ổn định nền kinh tế.

Lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân và tác động lên nền kinh tế

Lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân và tác động lên nền kinh tế

Tổng kết, Yuanta Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là lạm phát chi phí đẩy bao gồm nguyên nhân, hậu quả và biện pháp. Từ đó, giúp có cái nhìn tổng quan hơn về thuật ngữ này. Đặc biệt là các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương án giải quyết xử lý kịp thời và phù hợp. Nhằm vượt qua khó khăn và tránh rủi ro do lạm phát