Flower
  • VN-Index

    1242.46

    -1.1 (-0.09%)
  • HNX-Index

    236.16

    -0.52 (-0.22%)
  • UPCOM-Index

    90.48

    0.16 (+0.18%)
  • VN30-Index

    1234.74

    -1.0 (-0.08%)
  • VNDiamond

    2016.74

    -12.47 (-0.61%)
  • VNFinlead

    1987.96

    -2.04 (-0.1%)
  • VNMidcap

    1867.04

    -4.32 (-0.23%)
  • VNSmallcap

    1485.94

    -2.75 (-0.18%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức kinh tếMortgage là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các hình thức phân loại đa dạng

05/07/2022 - 10:43

Mortgage là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các hình thức phân loại đa dạng

Mortgage là gì? Đây là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và thể hiện mối quan hệ cho vay và đi vay. Trong mối quan hệ tín dụng, việc cho vay biểu thị qua mortgage là việc người đi vay dùng tài sản của mình để thế chấp với bên cho vay. Cùng tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và cách phân loại hình thức cho vay này nhé.  

Mortgage là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các hình thức phân loại đa dạng

Mortgage là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và các hình thức phân loại đa dạng

Mortgage là gì?

Mortgage là thế chấp, thể hiện trong quan hệ tín dụng. Cụ thể, người đi vay sử dụng tài sản của mình để thế chấp. Tuy nhiên, người đi vay không thực hiện chuyển giao tài sản này cho bên cho vay.

Tìm hiểu về mortgage

Hình thức vay thế chấp được quy định cụ thể theo văn bản pháp luật. Theo Bộ luật dân sự 2015: 

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp“.

Như vậy, thế chấp tài sản khi đi vay là bên thế chấp sử dụng tài sản của mình (có minh chứng về quyền sở hữu đối với tài sản đó) để đảm bảo về nghĩa vụ với khoản vay. Điểm cần chú ý là bên thế chấp không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp. Hai bên sẽ có thể giao cho bên thứ ba có văn bản thể hiện rõ để họ lưu giữ tài sản thế chấp. 

Tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến Mortgage

Để hiểu rõ hơn vấn đề mortgage là gì, chúng ta có thể tìm hiểu một số thuật ngữ liên quan gồm: 

Thuật ngữ có liên quan đến mortgage

Mortgage Rate

Mortgage Rate là lãi suất vay nợ, được sử dụng trong trường hợp chủ sở hữu mang tài sản của mình đi cầm cố. Thuật ngữ này sẽ được dùng để tính toán đối với một khoản thế chấp. Đặc điểm cụ thể của lãi suất này trong mối quan hệ cho vay như sau:

  • Lãi suất Mortgage Rate được tính toán đối với khoản thế chấp bởi người cho vay. 
  • Lãi suất vay nợ này có thể khác nhau trong nhiều trường hợp. Vì còn căn cứ vào từng đối tượng đi vay, về lịch sử hồ sơ tín dụng của họ có tốt không. 

Nếu điểm tín dụng cao thì có thể người đi vay sẽ được hưởng một mức lãi suất ưu đãi hơn. Đồng thời, những người có điểm tín dụng thấp thì số lãi họ nhận được sẽ cao hơn.  

Reverse mortgage

Reverse mortgage là khoản vay dùng cho những người có độ tuổi từ 62 trở lên. Đồng thời, những người này đi vay phải đảm bảo bằng tài sản nhà ở. Sử dụng khoản vay này, người đi vay có thể chuyển đổi vốn từ nhà thành tiền mặt. 

Đặc điểm của thế chấp

Một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là biết được đặc điểm mortgage là gì. Các đặc điểm của hình thức vay này gồm:

Đặc điểm của thế chấp mortgage

Tài sản được sử dụng khi thế chấp 

Tài sản được dùng để thế chấp chủ yếu là một trong các loại có giá trị, cụ thể như sau:

  • Bất động sản. 
  • Phương tiện giao thông. 
  • Hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh,… Những loại tài sản được hình thành ở tương lai. 

Khi sử dụng bất động sản hay động sản thế chấp toàn bộ, nếu có vật phụ thì đều được tính vào tài sản thế chấp. 

Nếu lựa chọn thế chấp động sản, bất động sản thế chấp một phần, vật phụ vẫn thuộc tài sản nhưng có thể thực hiện một số thỏa thuận thống nhất giữa các bên. 

Không cần chuyển giao tài sản 

  • Bên thế chấp không cần phải chuyển giao trạng thái tài sản, thứ được sử dụng để chuyển giao là bộ chứng từ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản. 
  • Hai bên (bên thế chấp và bên nhận thế chấp) có thể thống nhất với nhau để chọn ra bên thứ ba giữ tài sản. 
  • Trong khoảng thời gian thế chấp tài sản, bên thế chấp vẫn có quyền được sử dụng tài sản đã được sử dụng để thế chấp. 

Đảm bảo tính pháp lý 

Thỏa thuận và hợp đồng có liên quan quyền sử dụng tài sản phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật. Căn cứ pháp lý có thể sử dụng là luật dân sự, luật đất đai,… cùng những quy định khác liên quan.

Ví dụ, bên thế chấp sử dụng đất làm tài sản thế chấp cần phải tuân thủ đúng luật đất đai, bộ luật dân sự và các quy định có liên quan. 

Phân biệt mortgage với loan 

Mortgage và loan đều là hình thức đi vay thể hiện mối quan hệ tín dụng. Tuy nhiên, hai hình thức này thể hiện hai cách thức vay khác nhau. Cùng so sánh sự khác biệt giữa chúng nhé! 

So sánh 

Mortgage 

Loan 

Hình thức 
  • Vay thế chấp (gồm nhiều yếu tố tiền bạc, nhà cửa, đồ đạc giá trị,..)
  • Người đi vay sẽ sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp. 
  • Vay về tiền tệ (chỉ xét về tiền tệ)
  • Khoản vay từ ngân hàng yêu cầu người mượn trả lãi đi kèm. 
Giải thích A vay tiền ngân hàng, không trả nợ được nên phải sử dụng nhà làm tài sản thế chấp. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ giữ nhà. A vay tiền ngân hàng, A phải thực hiện đóng tiền gốc cùng với tiền lãi đi kèm. 

Phân loại thế chấp

Nắm bắt mortgage là gì, chúng ta còn cần nắm được các loại thế chấp. Có nhiều cách khác nhau để phân loại hình thức vay này:

Căn cứ theo nội dung

Nếu căn cứ theo nội dung, có thể phân loại mortgage thành hai dạng gồm:

Thế chấp pháp lý

Phương thức thế chấp pháp lý yêu cầu người đi vay thực hiện ký thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng. Đây sẽ là căn cứ để đối chiếu khi người đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 

Phân loại theo thế chấp pháp lý

Khi đến kỳ hạn thanh toán khoản vay, người thế chấp không thể hoàn thành thì ngân hàng sẽ căn cứ vào thỏa thuận để quyết định đối với tài sản. Ngân hàng có thể bán hoặc cho thuê loại tài sản đã được thế chấp. 

Ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản thay vì sử dụng thủ tục tố tụng. Các chủ nợ không không cùng tham gia để sử dụng tài sản đã được thế chấp. 

Thế chấp công bằng 

Hình thức thế chấp công bằng là việc người đi vay giao cho ngân hàng nắm giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Đến kỳ hạn vay mà bên đi vay không có khả năng hoàn thành khoản nợ thì ngân hàng căn cứ thỏa thuận được xác định để xử lý tài sản. 

Phân loại theo dạng thế chấp công bằng

Khác với thế chấp pháp lý, các chủ nợ khác có thể phân chia quyền sử dụng. Ngân hàng khi muốn thu hồi nợ phải căn cứ vào những điều khoản của pháp luật để thực hiện. 

Với hai hình thức thế chấp này, có thể thấy, thế chấp công bằng có thủ tục đơn giản và có mức chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, thế chấp pháp lý có thời gian xử lý nhanh hơn, ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi nợ không cần pháp luật can thiệp. 

Căn cứ theo tính chất tài sản

Nếu phân loại theo tính chất của tài sản, chúng ta có hai dạng mortgage gồm:

Phân loại thế chấp dựa theo tính chất tài sản

  • Thế chấp một phần: người đi vay chỉ sử dụng một phần tài sản để thế chấp. Theo đó, những vật phụ có trong tài sản thế chấp có thuộc tài sản thế chấp hay không phải được thông qua sự thống nhất giữa bên đi thế chấp và bên thế chấp. 
  • Thế chấp toàn bộ: người đi vay sử dụng toàn bộ tài sản để thế chấp. Các thành phần vật phụ cũng nằm trong tài sản thế chấp. 

Căn cứ theo số lần thế chấp

Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cách phân loại mortgage căn cứ vào số lần thế chấp, cụ thể:

Phân loại dựa theo số lần thế chấp

  • Lần thế chấp thứ nhất sẽ được dùng để đảm bảo cho khoản vay đầu tiên được duy trì. 
  • Lần thế chấp thứ hai, người đi vay sẽ sử dụng phần chênh lệch giữa tài sản và khoản vay thứ nhất để có thể vay tiếp những khoản khác. 

Giải đáp cho thắc mắc mortgage là gì, đây chính là hình thức vay thế chấp tài sản. Tài sản được sử dụng thuộc quyền sở hữu của người đi vay. Tài sản được đem đi thế chấp không cần phải chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Nắm rõ được đặc điểm của mortgage, bạn có thể biết được quyền hạn của mình trong từng trường hợp khác nhau có liên quan đến khoản vay. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.