Mua sắm theo cảm xúc là hành vị đối phó tạm thời cảm xúc
Flower
Trang chủTin tứcBlogTự do tài chínhMua sắm theo cảm xúc là hành vị đối phó tạm thời cảm xúc

23/10/2023 - 09:17

Mua sắm theo cảm xúc là hành vị đối phó tạm thời cảm xúc

Dịch Covid-19 là một trong những quãng thời gian khiến con người dễ rơi vào trạng thái mua sắm theo cảm xúc. Bạn cần biết cách kiểm soát loại cảm xúc để tránh lãng phí tiền bạc.

Mua sắm theo cảm xúc là gì?

Bạn có phải là người chi tiêu theo cảm xúc hay không? Lúc vui hoặc buồn bạn có muốn mua một thứ gì để thỏa mãn hoặc giải tỏa cảm xúc hiện tại. Trong đại dịch covid-19 vừa qua, để thoát khỏi cảm giác buồn chán nhiều người đã dùng việc mua sắm giải quyết tình trạng chán nản của mình. Hoặc khi bạn đã hoàn thành xong một công việc bạn tự thưởng cho mình một bộ quần áo mới, hay một chiếc túi xách mới.

Bạn nên ghi chép lại việc chi tiêu hàng ngày để kiểm soát hành vi mua sắm

Bạn nên ghi chép lại việc chi tiêu hàng ngày để kiểm soát hành vi mua sắm

Nếu bản thân bạn đang có những hành vi mua sắm như thế thì bạn đang mắc phải hội chứng tâm lý mua sắm theo cảm xúc. Tức, những vật dụng mà bạn mua không thực sự cần thiết, chỉ là bạn muốn mua nó mà thôi. Các chuyên gia tâm lý học cho rằng đó là ‘cơ chế đối phó’ để xử lý các vấn đề tiêu cực hoặc tích cực trong cuộc sống thường ngày. Bạn có thể hiểu nôm na cảm xúc bạn lên xuống thất thường và việc mua sắm sẽ giúp bạn giải quyết được các cảm xúc đó. 

Áp dụng các nguyên tắc sau để hạn chế mua sắm theo cảm xúc

Mua sắm theo cảm xúc nó dẫn đến nhiều hệ lý về tâm lý cũng như tài chính của mình. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn dễ dàng khắc chế được tâm lý mua sắm theo cảm xúc.

Hạn chế dùng thời gian rảnh lướt các trang mua sắm trực tuyến

Các nhà sản xuất sản phẩm vật dụng nếu hiểu được tâm lý chi tiêu theo cảm xúc. Do đó, họ thường tập trung vào quảng cáo để có thể tiếp cận và thôi thúc bạn mua hàng. Họ sử dụng hình ảnh cũng như nội dung hấp dẫn để khơi dậy cảm giác mua hàng trong bạn. Hiện nay quảng cáo sản phẩm nhan nhạn trên các nền tảng xã hội như Facebook, tiktok, youtube,…Việc hạn chế sử dụng mạng xã hội sẽ giúp bạn giảm dần thói quen chi tiêu theo cảm xúc.

Các trang thương mại điện tử khiến khách hàng nghiện mua sắm

Các trang thương mại điện tử khiến khách hàng nghiện mua sắm

Ngoài ra, hình thức mua trực tuyến cũng khiến bạn bị chi phối cũng như dễ dàng mua bất kỳ vật phẩm nào. Bạn nên loại bỏ thói quen lướt các trang thương mại điện tử như shoppe, lazada,… Việc ít truy cập vào các trang mua sắm online sẽ giúp bạn không bị phấn khích trước những thứ mới mẻ hấp dẫn.

Hạn chế đi vào các trung tâm thương mại

Nhiều người buồn chán thường có thói quen đi vào các trung tâm thương mại để dạo. Tuy nhiên, đây sẽ là một thói quen không tốt và khiến bạn mua sắm không những thứ không cần thiết. Tại sao lại như vậy? Mặc dù mục đích ban đầu của bạn chỉ là dạo chơi cho khuây khỏa, trò chuyện cùng bạn bè. Nhưng thiết kế tại các trung tâm thương mại thì các store bán hàng đan xen hoặc cùng tầng với các quán cà phê. Tại các store thường trang trí rất bắt mắt khiến cho khách hàng phải tò mò và muốn vào xem. Việc bạn vào xem cùng với những lời tư vấn của nhân viên sẽ khiến bạn xuống ví tiền. 

Thường xuyên dạo shopping khiến bạn bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ

Thường xuyên dạo shopping khiến bạn bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ

Vì vậy, mỗi khi tâm trạng bạn không tốt thì có thể tìm nhiều cách để giải trí thay vì lượn lờ tại các trung tâm thương mại. Bởi tâm lý của bạn lúc này rất yếu và muốn dùng hành vi mua sắm để giải tỏa chúng.

Đặt ra ngân sách dành cho mua shopping hằng tháng

Một trong những cách rất hay để những người mua sắm theo cảm xúc có thể khắc chế được hành vi của mình đó là tự đặt ra ngân sách chi tiêu hằng tháng cho việc mua sắm. Tuy nhiên, bạn phải thực kỷ luật thì mới có thể áp dụng được nguyên tắc này. Ngoài việc giúp bạn tránh mua những món đồ không dùng tới nó còn giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả cũng như kiểm soát bức tranh tài chính của mình.

Không để quá nhiều tiền mặt và tiền dư trong thẻ

Nếu như bạn áp dụng việc đặt ngân sách dành cho mua sắm nhưng chưa hiệu quả bởi bạn chưa đạt được kỷ luật khi chi tiêu. Bạn đừng để cho mình giữ quá nhiều tiền mặt hoặc tiền dư trong thẻ quá nhiều. Bạn muốn mua sắm nhưng không có tiền thì bạn cũng không thể thỏa mãn được. Đặc điểm của việc mua sắm theo cảm xúc là bạn rất muốn mua tại một thời điểm nhất định. Miễn bạn vượt qua được khoảnh khắc phấn khích đó thì bạn sẽ không muốn mua nữa. 

Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, dùng để đầu tư hoặc gửi cho người thân mà mình tin tưởng. Bạn phải làm sao cho mình không thể có được một số tiền lớn ngay lập tức.

Để tiền quá nhiều sẽ khiến bạn mạnh tay chi tiêu

Để tiền quá nhiều sẽ khiến bạn mạnh tay chi tiêu

Không sử dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được ra đời nhằm khuyến khích người ta mua sắm, kích cầu sản phẩm. Do đó, nếu bạn đang mắc hội chứng tâm lý mua sắm theo cảm xúc thì không nên dùng thẻ tín dụng. Bởi dùng thẻ này nó khiến bạn mua một món hàng rất dễ dàng, bạn sẽ chi tiêu hết số tiền lương trước khi nhận được chúng về ví của mình.

Mua sắm theo cảm xúc là một trong những trạng thái tâm lý khiến bạn khó kiểm soát được hành vi mua sắm của mình. Bạn nên áp dụng các biện pháp trên một cách kiên trì để cải thiện tình trạng của mình. Bài viết được chia sẻ bởi Yuanta Việt Nam.