18/09/2023 - 13:18
QOQ là gì? Hướng dẫn cách tính QOQ một cách nhanh chóng
Từ khóa “QOQ là gì” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh doanh. Chỉ số này đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích QOQ nhà đầu tư có thể nắm bắt và đặt mục tiêu dài hàn.
QOQ là gì
Quarter on Quarter (QOQ) là một kỹ thuật đo lường tính toán sự thay đổi giữa quý tài chính này so với quý trước đó. Thước đo QOQ thường được sử dụng để xác định mức tăng trưởng hàng quý của công ty hoặc đánh giá hiệu quả kinh tế vĩ mô (chẳng hạn như GDP).
Hiểu được QOQ là gì giúp các nhà đầu tư biết được công ty đang phát triển như thế nào qua mỗi quý. Từ đó đưa ra những phương án mới để thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Công thức tính QOQ
Số liệu QOQ tính toán sự thay đổi so với quý tài chính trước đó, chẳng hạn như so sánh Q2 với Q1 năm nay. Những chỉ số quan trọng được công bố theo quý chẳng hạn như GDP (tổng sản phẩm quốc nội). QOQ sẽ có xu hướng biến động nhiều hơn số liệu so với cùng kỳ năm trước nhưng ít biến động hơn so với số liệu MOM.
Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng = (Số Quý X – Quý Y)/Số Quý Y x 100
Trong đó:
- X: quý sau
- Y: quý trước
Ví dụ: Giả sử rằng doanh thu của một công ty trong Quý 4 năm nay là 6 tỷ đồng và doanh thu trong Quý 3 là 5 tỷ đồng.
- Bước 1: Để đo mức tăng trưởng theo quý, trước tiên chúng ta cần đo lường sự khác biệt về doanh thu của cả hai quý. Chênh lệch này sẽ là 6 tỷ đồng – 5 tỷ đồng = 1 tỷ đồng
- Bước 2: Tốc độ tăng trưởng sẽ là: QOQ growth = 1/5 × 100 = 20 %
Vai trò của QOQ
Ngoài câu hỏi QOQ là gì có rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc về vai trò của chỉ số này. Hiệu suất hàng quý của các công ty có thể được phân tích bằng cách sử dụng QOQ trên thị trường cổ phiếu. So sánh quý hiện tại với quý trước có thể đưa ra thước đo chính xác về mức tăng trưởng tương đối của một công ty. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng theo quý cũng được theo dõi thường xuyên đối với các chỉ số kinh tế trong nước.
Nhưng việc so sánh chỉ có thể được thực hiện nếu tình hình tài chính không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chu kỳ. Nếu các giá trị trong dữ liệu dao động mạnh mỗi quý thì khó có thể đưa ra kết luận và đưa ra dự báo cho tương lai.
QOQ là thước đo phổ biến phần lớn vì các báo cáo quan trọng của công ty đại chúng thường được phát hành hàng quý. QOQ có thể được các doanh nghiệp sử dụng để theo dõi hiệu suất của so với mục tiêu của họ.
Hơn nữa, việc đo lường dữ liệu lịch sử như vậy cho phép các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách điều chỉnh lại phương án và đưa ra góc nhìn về hiệu quả hoạt động trong tương lai. Bằng cách tính toán sự thay đổi cũng cho phép các nhà đầu tư so sánh giữa các khoản đầu tư với quy mô khác nhau.
Hạn chế của QOQ
Một vấn đề lớn đối với mức tăng trưởng theo quý là các tính toán có thể bị sai lệch trong các ngành theo mùa.
Ví dụ: Một khách sạn có thể có 100% công suất lấp đầy trong mùa cao điểm nhưng chỉ đạt 40% nếu không trong dịp du lịch. Trong trường hợp như vậy, sẽ không thực tế nếu so sánh tình hình tài chính của quý hiện tại với quý trước đó.
Điều này là do số liệu tài chính có thể tăng hoặc giảm đột ngột và có thể dẫn đến việc thể hiện không chính xác tình hình tài chính của công ty.
Để khắc phục hạn chế này, bước đầu tiên là phải nhận thức được những sai lệch như vậy trong dữ liệu. Sau đó, mức tăng trưởng theo quý có thể được đo lường cùng với mức tăng trưởng theo năm (YOY) qua các năm. Khái niệm YOY đảm bảo rằng việc so sánh được thực hiện giữa các khoảng thời gian tương tự.
Một vấn đề khác với mức tăng trưởng theo quý là các phép tính có thể bị sai lệch do Hiệu ứng cơ bản. Điều này có nghĩa là nếu giá trị trong quý cơ sở (Giá trị quá khứ) bị ảnh hưởng do một số lý do thì phép tính tăng trưởng theo quý có thể tạo ra các giá trị kỳ lạ.
So sánh giữa QOQ và YOY
QOQ so sánh quý hiện tại (ví dụ: quý 3 năm 2018) với quý trước trong cùng năm (ví dụ: quý 2 năm 2018). Về cơ bản, điều này giống như so sánh giữa các tháng, hay nói chung hơn là so sánh kỳ trước.
Ngược lại, YOY so sánh các số liệu từ một khoảng thời gian của một năm với cùng kỳ năm trước. Ví dụ: bạn có thể xem quý 3 năm 2018 so với quý 3 năm 2017 như thế nào.
Khi nào nên sử dụng QOQ
Sau khi đã biết được QOQ là gì bạn cần tìm cách sử dụng kỹ thuật này sao cho hợp lý. Không phải thời điểm nào cũng có thể áp dụng những cách thức giống nhau, dưới đây là một số ví dụ.
Để đo lường tiến độ hướng tới mục tiêu đặt ra cho năm đó
So sánh với giai đoạn trước giúp bạn xem xét tiến độ đã đạt được đối với mục tiêu của mình. Từ đó tìm cách điều chỉnh phương pháp cho phù hợp giúp tăng lợi nhuận công ty.
Những số liệu sau khi phân tích sẽ giúp bạn nhận ra các hoạt động của mình trong từng giai đoạn và điều đó ảnh hưởng đến kết quả như thế nào. Ngoài ra bạn cũng có thể nghiên cứu tệp khách hàng và đưa ra giải pháp đột phá.
Theo dõi những thay đổi ngắn hạn
Hành vi của khách hàng thường thay đổi theo thời gian. Việc thu hút sự chú ý của họ hoặc tiếp cận khách hàng mới phụ thuộc vào sự xác định xu hướng. Luôn cập nhật những thay đổi ngắn hạn giúp bạn luôn phù hợp và đạt được mục tiêu của mình.
Nếu những thay đổi về QOQ mà bạn nhận thấy vẫn đúng trong những năm trước thì đó có thể là xu hướng theo mùa hoặc theo chu kỳ mà bạn nên cân nhắc khi triển khai các sáng kiến tiếp thị trong một quý cụ thể. Ví dụ: Một cửa hàng giày có thể sẽ tiếp thị giày thể thao tốt hơn vào mùa hè. Trong khi đó mùa đông nên đẩy mạnh quảng cáo các loại giày giữ ấm.
Thực hiện phân tích so sánh
Nếu như chưa xác định được phương pháp phù hợp cho việc phân tích của bạn thì QOQ là lựa chọn khá phổ biến. Cho dù bạn đang so sánh giữ
Khi nào nên sử dụng YOY
Nếu không hiểu rõ QOQ là gì bạn rất có thể nhầm lẫn khi sử dụng 2 kỹ thuật này. YOY là một loại phân tích khác biệt so với QOQ, kỹ thuật này sẽ đưa ra các nhận xét tổng quan về tình hình doanh nghiệp.
Để phân tích tổng thể về doanh nghiệp
Sự khác biệt theo mùa khi được phân tích YOY sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách khách quan về doanh nghiệp. Nếu hiệu suất QOQ của bạn giảm 10% nhưng hiệu suất so với cùng kỳ năm ngoái tăng 5% thì doanh nghiệp của bạn thực sự đang hoạt động tốt hơn.
Việc xem xét các chu kỳ của ngành cho phép bạn so sánh lợi nhuận và tăng trưởng trong tổng thể một cách chính xác hơn.
Để phân tích những biến động lớn về hành vi khách hàng
Nếu số liệu của bạn thay đổi đáng kể giữa các quý thì đó có thể là theo mùa. Nhưng nếu chúng thay đổi đáng kể giữa các năm thì đó là điều cần xem xét.
Khi phân tích YOY bạn sẽ nhận ra điểm bất thường nếu chiến thuật bán hàng trong năm mới mang lại doanh số bán hàng của mình giảm sút. Thời điểm đó doanh nghiệp cần triển khai những thay đổi cho dự án mới.
Ngược lại việc tăng đột biến về doanh số so với cùng kỳ năm ngoái cũng là dấu hiệu đáng chú ý. Bạn nên tìm hiểu những yếu tố này liệu có thể tăng trưởng trong dài hạn không, hay đây chỉ là bước đầu của sự suy thoái.
Thông tin giải đáp cho QOQ là gì giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức về kỹ thuật này. Bằng việc áp dụng linh hoạt QOQ, bạn có thể đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Nhược điểm của cổ phiếu ủy thác giữ
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, cổ phiếu này cũng có những hạn chế nhất định mà các nhà đầu tư cần biết:
Chi phí phí quản lý
Một trong những hạn chế của cổ phiếu ủy thác giữ là các khoản phí quản lý. Khi sử dụng dịch vụ ủy thác giữ, nhà đầu tư phải trả các khoản phí liên quan đến việc giữ và quản lý cổ phiếu. Các chi phí này bao gồm lưu giữ, giao dịch, phí bảo hiểm.
Các khoản chi phí ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách thỏa thuận mức chi phí thấp nhất mà các bên chấp nhận được.
Không thể kiểm soát các quyết định đầu tư
Bản chất cốt lõi của loại cổ phiếu này đó là nhà đầu tư giao quyền quyết định đầu tư cho một bên thứ ba. Điều này cũng đồng nghĩa nhà đầu tư không có quyền kiểm soát cổ phiếu và tự do đưa ra các quyết định liên quan đến giao dịch cổ phiếu.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc một vài bất lợi khi quyết định chọn cổ phiếu ủy thác. Bạn cũng có thể bị hạn chế quyền phân bổ vốn đầu tư và quyền kiểm soát, lựa chọn cổ phiếu.
Rủi ro thị trường
Cổ phiếu ủy thác giữ cũng có rủi ro thị trường tương tự như việc đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu khác. Nếu thị trường chứng khoán giảm, giá trị cổ phiếu sẽ giảm theo gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Khi tham gia cổ phiếu ủy thác giữ, bạn cần chấp nhận sẽ xảy ra những rủi ro không mong muốn khi thị trường biến động.
Ví dụ về cổ phiếu ủy thác giữ
Để hiểu hơn về cổ phiếu ủy thác giữ, hãy cùng điểm qua một số ví dụ sau:
Thâu tóm hoặc sáp nhập công ty
Các thương vụ thâu tóm hoặc sáp nhập công ty là điều thường xuyên xảy ra trên thị trường. Để đảm bảo quyền lợi của mình, công ty mua có thể yêu cầu giữ lại một phần cổ phiếu của công ty bán trong các thương vụ sáp nhập và mua lại. Tỷ lệ này thường là 10-15% giá trị giao dịch. Mục đích là để bảo vệ công ty mua khỏi những vi phạm của bên bán ảnh hưởng tới thỏa thuận.
Số cổ phiếu ủy thác giữ này sẽ do các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt giao dịch làm người ủy thác giữ. Nếu có sự thay đổi về giá mua, số cổ phiếu này sẽ được dùng để thanh toán cho phần chênh lệch giá.
Công ty tái tổ chức hoặc phá sản
Một số công ty bị buộc phải tái cấu trúc hoặc giải thể vì không hiệu quả. Trong quá trình này, cổ phiếu của họ có thể tạm ngừng niêm yết. Cổ đông sẽ nhận được cổ phiếu ủy quyền để giữ. Sau khi tái cấu trúc xong, cổ phiếu sẽ được trả lại để giao dịch nếu công ty vẫn còn tài sản.
Thông tin và cách thức hoạt động của cổ phiếu ủy thác giữ đã được Yuanta Việt Nam bật mí qua bài viết này. Hiểu rõ ưu nhược điểm của loại cổ phiếu này giúp bạn đầu tư sinh lời hiệu quả hơn.