20/06/2023 - 16:40
Thấu chi là gì? Những lợi ích và cả rủi ro cần lưu ý
Thấu chi là gì cũng như những lưu ý xoay quanh thấu chi là thắc mắc của rất nhiều người. Hiểu rõ khái niệm quan trọng này giúp bạn vận dụng đầu tư một cách hiệu quả.
Thấu chi là gì
Thấu chi hay Overdraft trong tiếng Anh là một thuật ngữ tài chính được sử dụng phổ biến hiện nay. Nó đề cập đến một hình thức cho vay do các tổ chức tín dụng cung cấp. Trong đó, người vay có thể chi tiêu vượt quá số dư tài khoản hiện tại. Khoảng vượt quá này có giới hạn và được gọi là hạn mức thấu chi.
Số tiền khách hàng phải hoàn lại bao gồm vốn vay và tiền lãi. Mức tiền lãi sẽ được tính theo khoản tiền bạn đã chi tiêu vượt mức theo tỷ lệ đã được thỏa thuận. Nếu số dư âm vượt quá các điều kiện đã thỏa thuận, thì phí bổ sung và mức lãi suất cao hơn có thể được áp dụng.
Trường hợp sử dụng thấu chi lần đầu tiên được ghi nhận thuộc về Ngân hàng Hoàng gia Scotland vào năm 1728. Khi đó, một thương nhân tên William Hogg đang gặp vấn đề với sổ sách kinh doanh và cần gấp một số tiền để trả nợ trước khi được thanh toán.
Ngày nay, thấu chi là một hình thức vay tín dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Đây được đánh giá là một phương thức vay vốn với số lượng nhỏ và ngắn hạn phù hợp với nhiều mục đích tiêu dùng.
Đặc điểm của thấu chi
Trước khi tìm hiểu đặc điểm của thấu chi là gì, có một số khái niệm liên quan cần được làm rõ như:
Hạn mức thấu chi
- Theo điều 6 Thông tư 29/2016/TT/NHNN thì hạn mức thấu chi là số tiền tối đa tổ chức tín dụng được chi vượt quá số dư có trong tài khoản thanh toán bằng Việt Nam đồng của tổ chức tín dụng trong thanh toán Điện tử liên ngân hàng.
- Mức hạn mức thấu chi được cung cấp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: mức thu nhập, định giá tài sản đảm bảo và lịch sử vay vốn cùng các hoạt động tín dụng khác của người vay.
Cách xác định hạn mức thấu chi
Cũng theo quy định của Thông tư 29/2016/TT/NHNN, thì hạn mức thấu chi là gì được xác định theo công thức sau:
Hạn mức thấu chi = ∑ ( Gi X Ri ) – B – C
Trong đó:
- Gi : Giá trị giấy tờ có giá trị i tổ chức tín dụng sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm và được xác định theo phụ lục đính kèm Thông tư 29/2016/TT/NHNN.
- Ri : Tỷ lệ phần trăm được thấu chi và cho vay qua đêm đối với giấy tờ có giá trị i do Thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
- i : Loại giấy tờ có giá thuộc danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán Điện tử liên ngân hàng do thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định.
- B : Dư nợ vay qua đêm gồm dư nợ gốc và lãi vay qua đêm.
- C : Dư nợ vay qua đêm quá hạn gồm dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi vay qua đêm chậm trễ, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay qua đêm, lãi đối với lãi vay qua đêm chậm trả.
Cách tính lãi suất thấu chi
Cũng theo Thông tư 29/2016/TT/NHNN, lãi suất thấu chi sẽ được tính theo công thức sau:
Tổng lãi suất thấu chi tháng = ∑ ( dư nợ thấu chi thực tế * lãi suất thấu chi/360 * số ngày thấu chi thực tế )
Qua đó có thể thấy, số tiền lãi bạn phải trả hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền bạn chi vượt mức và số ngày chi tiêu thực tế. Tuy nhiên, mức lãi suất thường cao hơn hình thức vay tín chấp thông thường.
Các loại thấu chi hiện nay
Nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của nhiều đối tượng vay khác nhau, thấu chi được chia làm một số loại phổ biến sau:
Căn cứ vào hình thức vay
Thấu chi được chia làm 2 loại cơ bản là thấu chi vay tín chấp và thấu chi vay thế chấp. Cụ thể như sau:
- Thấu chi vay tín chấp
Căn cứ cho thấu chi vay tín chấp là nguồn thu nhập của người vay và không yêu cầu tài sản đảm bảo. Do đó, hạn mức cho vay tín chấp thường rất thấp chỉ gấp từ 4-5 lương thực tế để hạn chế rủi ro khi thu hồi nợ. Ngoài ra, mức lãi suất cho hình thức vay này luôn cao hơn 2-3 lần hình thức vay thế chấp.
- Thấu chi vay thế chấp
Trong khi đó, căn cứ cho thấu chi vay thế chấp là tài sản ròng cá nhân của người vay ( thường là tài khoản tiết kiệm ). Do đó, hạn mức cho vay là rất cao và có thể lên đến hàng trăm, hàng tỷ đồng. Mức lãi suất thường không cao vì người vay có tài sản đảm bảo.
Căn cứ vào đối tượng và mục đích vay
Xét về đối tượng và mục đích vay thấu chi là gì thì thấu chi được chia thành nhiều loại gồm:
- Thấu chi cá nhân
Đối tượng được cung cấp loại thấu chi này thường là những cá nhân có nhu cầu tài chính ngắn hạn với khoản vay nhỏ và không cần tái sản đảm bảo. Mục đích của những khoản vay thấu chi này thường là để trang trải các loại phí tiêu dùng.
- Thấu chi doanh nghiệp
Đây là loại thấu chi được sử dụng nhiều bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho như các hỗ trợ tài chính ngắn hạn nhằm giải quyết khó khăn kinh doanh. Tài sản đảm bảo chính là nguồn vốn cố định và tài sản ròng của công ty.
- Thấu chi thương mại
Tương tự như thấu chi doanh nghiệp, thấu chi thương mại được dùng như khoản hỗ trợ tài chính. Người vay sẽ sử dụng số tiền vay cho các hoạt động kinh doanh của cơ sở.
- Thấu chi tín dụng
Đối tượng vay tín dụng phải có khả năng ghi nợ và tài sản đảm bảo. Các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, hợp tác xã, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư sẽ cung cấp khoản vay cho họ tiêu dùng hoặc đầu tư.
- Thấu chi chứng khoán
Thấu chi chứng khoán còn được biết đến với một cái tên khác là Margin. Nó được dùng để đề cập đến khoản tiền bạn vay từ các công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng Margin là con dao hai lưỡi và không thích hợp cho những người mới bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán.
Lợi ích tài chính của thấu chi
Với ngày càng nhiều các dịch vụ thấu chi được cung cấp cho thấy tiềm năng phát triển và tính tiện lợi của phương thức vay vốn này. Vậy những lợi ích điển hình khi sử dụng thấu chi là gì?
Linh hoạt và mở rộng khả năng trong chi tiêu và đầu tư
- Bạn có thể chi tiêu vượt mức ngay cả khi số tiền trong tài khoản đã trả về không, miễn là trong mức giới hạn đã thỏa thuận.
- Bạn cũng có thể rút tiền phục vụ cho nhiều mục đích tiêu dùng hằng ngày hoặc kinh doanh đầu tư mà không cần có tiền trong tài khoản.
- Rút tiền để sử dụng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào nhờ hệ thống liên ngân hàng.
- Không còn lo lắng về tiền tệ mỗi khi đi du lịch hay công tác nước ngoài nhờ chính sách thấu chi linh động của nhiều ngân hàng.
Giảm thiểu gánh nặng tài chính
- Đối với các phương thức vay tín dụng truyền thống, người vay phải trả số tiền lãi cho toàn bộ số tiền đã vay dù cho có sử dụng hết hay không. Điều đó gây thất thoát một số lượng lớn tài sản cá nhân.
- Tuy nhiên, khi sử dụng thấu chi, người vay chỉ trả số tiền lãi đúng vào số tiền đã chi tiêu vượt mức theo thời gian thực tế. Nhờ đó, thấu chi sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí tài chính.
- Ngoài ra, tồn tại một mức giới hạn mà bạn được phép vượt chi tiêu căn cứ vào điều kiện tài chính cá nhân của bạn. Vì thế, bạn không phải lo lắng về vấn đề vỡ nợ ngoài ý muốn.
Đảm bảo hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
- Đối với phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thấu chi chính là cứu cánh không đặt vấn đề nặng tài sản đảm bảo. Những khoản hỗ trợ tạm thời này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn nhanh chóng. Một khi ổn định kinh doanh, họ có thể hoàn trả ngay lập tức để giảm thiểu tiền lời.
- Ngoài ra, khoản thấu chi còn có thể trở thành những khoản đầu tư sinh lời trong nhiều tình huống. Doanh nghiệp sẽ vẫn đảm bảo được nguồn vốn không bị hao hụt mà vẫn có nguồn vốn lưu động để đầu tư khi cần thiết. Thấu chi sẽ tăng độ tín nhiệm và khả năng đầu tư linh hoạt cho doanh nghiệp.
Những rủi ro tìm ẩn khi sử dụng thấu chi
Mặc dù những lợi ích của thấu chi là không thể phủ nhận, song nhiều người vẫn quan tâm liệu hạn chế của thấu chi là gì? Một số rủi ro khi sử dụng thấu chi người vay có thể phải đối mặt như:
- Lãi suất vay rất cao so với các hình thức vay vốn truyền thống khác, thông thường là gấp 1.5 lần.
- Ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng. Tình trạng này xảy ra nếu người vay thanh toán nợ không đầy đủ và đúng hạn. Điều này được xem là nợ xấu và ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai của chủ tài khoản.
- Không đặt nặng về tài khoản đảm bảo nhưng bắt buộc về khả năng chi trả của người vay.
- Việc lạm dụng hoặc sử dụng thấu chi sai cách, nhất là thấu chi chứng khoán hay Margin tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. Nó là con dao hai lưỡi vừa thúc đẩy vừa có thể gây nhiễu loạn thị trường. Giá trị cổ phiếu có thể gia tăng nhanh chóng theo cấp số nhân nhưng cũng có thể giảm tương ứng theo tỷ lệ đòn bẩy được áp dụng.
Điều kiện và thủ tục vay thấu chi
Tùy vào chính sách và quy định của từng tổ chức tài chính mà điều kiện và thủ tục vay thấu chi là gì cũng sẽ khác nhau. Song có một số tiêu chuẩn thống nhất như sau:
Về điều kiện
Để vay thấu chi, một số điều kiện người vay bắt buộc phải đáp ứng chẳng hạn như:
- Người vay phải là công nhân Việt Nam.
- Độ tuổi từ 20 trở lên tính tại thời điểm vay vốn.
- Có hộ khẩu hoặc thường trú tại tỉnh thành hoặc địa phương nơi có các đơn vị kinh doanh của Ngân hàng đang yêu cầu vay vốn hoạt động.
- Đạt mức thu nhập tối thiểu theo quy định của từng Ngân hàng, thường là từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng.
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn trên 12 tháng hoặc làm việc theo biên chế nhà nước.
Về thủ tục
Theo đó, các yêu cầu về thủ tục và các giấy tờ có liên quan phục vụ cho việc vay thấu chi gồm:
- Bảng đăng ký vay thấu chi theo mẫu của từng Ngân hàng.
- Giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD hay hộ chiếu bản sao có công chứng và bản chứng dùng để đối chiếu. Giấy tờ phải còn hiệu lực tại thời điểm vay.
- Bản sao kê các tài liệu để chứng minh điều kiện tài chính hay thu nhập như bảng lương, quyết định lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm …
- Hộ khẩu và thường trú có hiệu lực tại thời điểm vay.
- Thông tin về tài khoản ngân hàng.
- Yêu cầu mở tài khoản đối với trường hợp chưa có tài khoản.
- Và các loại giấy tờ khác theo yêu cầu riêng của từng tổ chức tài chính.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thấu chi
Bất kỳ hình thức giao dịch tài chính nào cũng có những lợi ích song song với những nguy cơ nhất định. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi vay thấu chi, một số lưu ý cho bạn như sau:
- Tìm hiểu kỹ càng về chính sách tài chính và những quy định về vay thấu chi của Ngân hàng. Nó bao gồm việc bạn so sánh lãi suất hạn mức thấu chi và các khoản phí bồi thường của các ngân hàng khác nhau.
- Chú ý chi tiêu hợp lý và đúng hạn mức cho phép.
- Cẩn thận khi sử dụng các khoản thấu chi chứng khoán ( Margin ).
- Xác định chính xác mục đích và khả năng tài chính của bản thân để chọn khoản vay thấu chi là gì cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu cũng như vỡ nợ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản cho câu hỏi thấu chi là gì cũng như một vài lưu ý đặc biệt. Đây là một trong số những phạm trù tài chính quan trọng mà bạn cần hiểu rõ. Hy vọng bạn áp dụng thành công và có những quyết định thông minh và hiệu quả. Bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.