Top 10+ những bài học về tiền bạc nên biết trước khi quá muộn
Flower
  • VN-Index

    1184.27

    -5.95 (-0.5%)
  • HNX-Index

    223.81

    -1.5 (-0.67%)
  • UPCOM-Index

    88.05

    0.03 (+0.03%)
  • VN30-Index

    1206.52

    -0.12 (-0.01%)
  • VNDiamond

    2019.91

    0.95 (+0.05%)
  • VNFinlead

    1962.12

    1.77 (+0.09%)
  • VNMidcap

    1762.27

    -10.95 (-0.62%)
  • VNSmallcap

    1371.24

    -5.77 (-0.42%)
Trang chủTin tứcBlogPhát triển bản thânTop 10+ những bài học về tiền bạc nên biết trước khi quá muộn

26/05/2023 - 10:03

Top 10+ những bài học về tiền bạc nên biết trước khi quá muộn

Những bài học về tiền bạc mang lại những kiến thức có sự ảnh hưởng đến quá trình thành công của sự nghiệp của mỗi người. Việc tiếp thu các giá trị từ những bài học ấy sẽ tránh gặp những vấn đề rủi ro trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày. Với những lời khuyên về việc quản lý tiền bạc sẽ giúp cho các bạn có những nhận thức đúng về giá trị của đồng tiền.

Top 10+ những bài học về tiền bạc nên biết trước khi quá muộn

Top 10+ những bài học về tiền bạc nên biết trước khi quá muộn

Tổng quan những bài học về tiền bạc mà bạn nên biết

Tiền bạc, vật chất là thứ bất kỳ ai cũng cố gắng hết sức lao động để đánh đổi, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại như hiện nay, nhu cầu vật chất của con người ngày một tăng. 

Cần phải lưu ý những bài học quản lý tiền khi còn trẻ

Cần phải lưu ý những bài học quản lý tiền khi còn trẻ

Chính vì vậy, những bài học liên quan đến việc quản lý tiền bạc lại càng phải được tiếp thu để làm nền tảng cho cuộc sống trở nên ổn định và phát triển hơn. Chỉ khi bạn quản lý tài chính của mình thì mới có động lực thực hiện những mục tiêu, mong muốn của bản thân.

Những bài học về tiền bạc mà bạn nên biết trước khi quá muộn

Có thể thấy việc tiêu tiền là cả một nghệ thuật. Bởi lẽ ai cũng nghĩ đơn giản việc  tiêu tiền là sử dụng số tiền của mình để mua sắm những đồ vật cần thiết. Thế nhưng làm thế nào để tiêu tiền và quản lý dòng tiền một cách hợp lý là cả một quá trình. Nếu bạn không muốn việc chi tiêu cá nhân bị lãng phí thì bạn không nên bỏ qua những bài học về tiền bạc.

Luyện tập thói quen tiêu tiền ít hơn số tiền kiếm được

Đây được xem một trong những cách đơn giản nhưng thực tế rất ít người có thể làm được. Rất nhiều trường hợp sử dụng tiền vượt quá số tiền kiếm được dẫn đến việc phải vay để trả nợ. 

Vì vậy, bạn cần phải dựa theo khoản thu nhập của bản thân để phân định số tiền dùng cho mục đích chi tiêu, mua sắm, phần còn lại nên được giữ tiết kiệm. Việc tích lũy tiền theo thời gian sẽ giúp bạn tạo ra một khoản tiền không hề nhỏ.

Quản lý tài chính theo nguyên tắc 6 chiếc lọ

Phương pháp quản lý tài chính bằng nguyên tắc 6 chiếc lọ của tác giả Harv Eker. Nguyên tắc này sẽ chia mục đích sử dụng tiền lương của của bạn cho 06 mục đích như sau:

  • Chi tiêu cần thiết chiếm 55% tiền lương: số tiền này được sử dụng cho các chi tiêu sinh hoạt hằng ngày của bạn.
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn: Số tiền này bạn có thể góp dần cho việc mua sắm những món đồ giá trị như nhà, xe, laptop, điện thoại,… hoặc đề phòng những rủi ro có thể cần gấp.
  • Đầu tư giáo dục chiếm 10%: với số tiền này bạn có thể sử dụng để học tập các lớp học kỹ năng cho bản thân như kỹ năng phục vụ cho quá trình phát triển bản thân hoặc cho việc học tập trau dồi thêm kiến thức.
Áp dụng quy 6 chiếc lọ - một trong những nội dung của bài học về tiền 

Áp dụng quy 6 chiếc lọ – một trong những nội dung của bài học về tiền

>>> Xem theem: Quy tắc 6 chiếc lọ để quản lý tài chính

  • Quỹ tự do tài chính chiếm 10% tiền lương: mục đích của phần tiền để phát triển tạo thêm giá trị cho số tiền đầu tư.
  • Giải trí 5%: phần tiền này sử dụng cho mục đích giải trí, hưởng thụ thành quả sau khoảng thời gian lao động. 
  • Từ thiện 10%: số tiền này bạn có thể sử dụng cho mục đích giúp đỡ bạn bè, người thân khi họ gặp vấn đề.

Đừng phụ thuộc vào cha mẹ

Ba mẹ là người những người hiểu rõ giá trị của đồng tiền và việc kiếm tiền sẽ khó khăn như thế nào. Đồng thời xuất phát từ tâm lý thương con nên ba mẹ thương sẽ cho cấp cho con mình vì sợ con khổ, thiệt thòi so với bạn bè. 

Tuy nhiên, với cách giải quyết này sẽ gây ra sự phụ thuộc tài chính nghiêm trọng, dẫn đến việc con cái tiêu xài hoang phí và không thể tự quản lý chi tiêu cho bản thân. Bản thân chúng ta cần phải tự phấn đấu làm việc, sử dụng đồng tiền do mình kiếm được để tự trang trải cho cuộc sống, bởi lẽ cha mẹ không thể mãi bên bạn để chu cấp tiền.

Học cách tiết kiệm tiền

Nếu bạn không có can đảm đầu tư, khởi nghiệp thì việc tiết kiệm cũng sẽ giúp ích cho việc quản lý tài chính. Việc tiết kiệm số tiền khi còn sớm sẽ tạo khoản tiền khổng lồ cho tuổi già sau này. 

Luyện thói quen tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày

Luyện thói quen tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày

Bạn có thể lựa chọn quỹ bảo hiểm uy tín để gửi tiết kiệm và cần lưu ý đến trường hợp sử dụng tiền khẩn cấp như nhập viện, thất nghiệp,… Việc lập kế hoạch tiết kiệm tiền trong hiện tại là giải pháp tài chính trong tương lai

Đầu tư cho bản thân

Việc đầu tư cho học hỏi để tiếp thu thêm kiến thức cho bản thân cũng là một khoản chi tiêu lý tưởng. Bạn có thể lựa chọn việc học thêm ngoại ngữ, học các lớp học kỹ năng mềm, tham gia các câu lạc bộ thể thao,… Tất cả cả những khoản tiền bạn đầu tư cho bản thân thì luôn luôn xứng đáng. Dù sao thì quan trọng nhất vẫn là việc hoàn thiện để giúp bản thân mình trở thành phiên bản tốt nhất 

Ghi chú lại chi tiêu cá nhân

Việc ghi chép lại những khoản chi thu cá nhân cũng là cách để bạn quản lý tiền bạc trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể ghi chép những khoản chi tiêu hàng tháng, hàng tuần với các chi phí ăn uống, di chuyển, giải trí,…. 

Việc ghi chú lại số tiền đã chi tiêu sẽ kiểm soát chi tiêu của bản thân

Việc ghi chú lại số tiền đã chi tiêu sẽ kiểm soát chi tiêu của bản thân

Điều này sẽ giúp bạn quản lý hoạt động chi thu của mình một cách rõ ràng và cẩn thận, giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và hỗ trợ cho việc tiết kiệm tiền. Đây là một trong những bài học về tiền bạc trong việc quản lý tài chính cá nhân hữu ích cho các bạn trẻ hiện nay.

Lập quỹ cho những trường hợp khẩn cấp

Việc lập quỹ trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn đề phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra như phải thanh toán một hóa đơn nằm viện, dự phòng trong những trường hợp thất nghiệp. Cần lưu ý rằng mức tối thiểu của quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp phải cao, ở mức từ 3 đến 12 tháng lương. 

Thiết lập mục tiêu trung hạn

Một trong những bài học về tiền bạc mà chúng cần phải nắm là thiết lập mục tiêu trung hạn. Trong kế hoạch đó, bạn nên có sự ưu tiên chi tiêu cho những vấn đề cần thiết trước. Điều này tránh trường hợp bạn tiêu xài hoang phí vào những món đồ không giá trị. 

Tích lũy và đầu tư

Nếu bạn không thích việc gửi tiết kiệm một cách an toàn thì có thể tìm hiểu về việc tích lũy và đầu tư. Bằng việc sử dụng số tiền của mình để tham gia các hoạt động đầu tư để sinh lợi nhuận như mua cổ phiếu, trái phiếu,… Bằng phương pháp trên, bạn sẽ thu về một số tiền lợi nhuận lớn sau khi đầu tư.

Việc lập kế hoạch tích lũy đầu tư giúp bạn tăng thêm thu nhập cho chính mình

Việc lập kế hoạch tích lũy đầu tư giúp bạn tăng thêm thu nhập cho chính mình

Tiền bạc không phải là thước đo cuối cùng của cuộc đời

Chúng ta gần như dành cả cuộc đời để bán sức lao động của mình để đổi lấy tiền nhưng tiền bạc như thế nào là đủ. Tiền bạc chỉ là công cụ để con người có thể làm được những điều mình mong muốn. Nó không phải là thước đo của cuộc đời. Đến cuối cùng, thứ còn lại là những tình cảm con người mà giá trị của nó thì không thể mua được bằng tiền. 

Tiền bạc là công cụ giúp ta thực hiện những điều mình yêu thích

Tiền bạc là công cụ giúp ta thực hiện những điều mình yêu thích

Những bài học về tiền bạc giúp bạn hiểu rõ giá trị của đồng tiền và cách quản lý dòng tiền của mình. Nếu đặt mục tiêu tự chủ tài chính, bạn nên bắt đầu từ quản lý nguồn tiền và chi tiêu hợp lý. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.