Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ? | Yuanta Việt Nam
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogTự do tài chínhVì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

17/01/2022 - 13:28

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Chúng ta đều biết, vàng đã từng đóng vai trò như một loại tiền tệ, tồn tại dưới hình thức là vật ngang giá trung gian để trao đổi hàng hóa. Cho đến nay, dù không còn phù hợp đóng vai trò như một loại tiền tệ với tình hình kinh tế – tài chính hiện đại. Nhưng vàng vẫn luôn có giá trị và có những tác động mạnh mẽ đến tiền tệ. Vậy vì sao vàng có được vai trò tiền tệ như thế? Hãy để Yuanta Việt Nam bật mí cho bạn tất tần tật thông tin về vai trò tiền tệ của vàng trong bài viết sau!

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Để tìm hiểu vì sao vàng có được vai trò tiền tệ, chúng ta cần tìm hiểu 2 ý chính của vấn đề đó là: Tiền tệ và vàng có vai trò tiền tệ như thế nào?.

  • Tiền tệ: Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. 
  • Vàng: Hiện nay vàng không còn được biết đến với vai trò như một loại tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lịch sử vàng từng được sử dụng như một loại tiền tệ, tồn tại dưới hình thức một vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế. Từ thời cổ đại, vàng không chỉ được xem như một thước đo giá trị vật chất quan trọng mà còn là vật lưu trữ của cải phổ biến. 

Không ai biết chính xác vàng hình thành trong thời gian nào và được hình thành ra sao. Nó tồn tại và độc chiếm ngôi vị là một loại tiền tệ trong thời gian dài cho đến khi con người phát minh ra tiền giấy. Trong thời gian đầu mới xuất hiện trên thị trường kinh tế xưa, vàng được đúc nhiều dưới dạng nén, thỏi, sau này để phù hợp cho việc trao đổi hàng hóa, nó đã được đúc thành những miếng vàng mỏng còn được gọi là vàng tinh. 

Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?

Vậy vì sao vàng có được vai trò tiền tệ? Lý do chính là nhờ những đặc điểm nổi bật của vàng. Sau đây là một số ưu điểm khiến vàng trở nên vượt trội hơn các dòng kim loại khác.

Đặc điểm của vàng:

  • Vàng là một kim loại có vẻ ngoài rực rỡ, sang trọng, dễ nhận biết và quan trọng là luôn ổn định giá trị theo thời gian. Từ những đặc điểm này vàng được sử dụng nhiều để làm trang sức, đồ mỹ nghệ có giá trị cao và cực kỳ được ưa thích.
  • Vàng dễ phân chia và có thể được đúc dưới nhiều hình dạng và khối lượng khác nhau mà hoàn toàn không mất đi giá trị vốn có ban đầu. 
  • Vàng có độ tinh khiết cao và hầu như không bị ăn mòn hay oxy hóa bởi các chất hóa học. Do đó, vàng được xem là một phương tiện phổ biến trong việc lưu trữ trong dài hạn. 
  • Kim loại vàng là vật chất có thể cất giữ lâu dài và có giá trị rất cao. Có thể thấy, vàng có thể được chia ra thành nhiều phần nhỏ nhưng vẫn có giá trị rất cao. Điều này giúp con người trong việc vận chuyển, dễ dàng hơn trong các cuộc trao đổi hàng hóa có quy mô lớn.
  • Vàng khó có thể làm giả, bởi vì có tính chất đặc biệt hơn so với những kim loại khác.

Vàng đóng vai trò tiền tệ từ rất sớm

>>> Xem thêm: Nên đầu tư vàng hay chứng khoán

Ưu – Nhược điểm của vàng khi đóng vai trò là tiền tệ

Tiền vàng mang những đặc tính nổi bật hơn so với các kim loại khác, bởi vậy nó có thể đảm nhận vai trò tiền tệ trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vàng cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định khi đóng vai trò tiền tệ trên thị trường kinh tế – tài chính.

Ưu điểm:

Vàng có tính đồng nhất cao tạo tính dễ dàng trong việc đo lường và biểu hiện giá cả của các loại hàng hóa trong quá trình trao đổi.

  • Vàng dễ dàng nhận biết, khó làm giả được dựa vào màu sắc độ dẻo và khối lượng riêng của nó.
  • Khi đóng vai trò tiền tệ, vàng dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có bởi tính dẻo cao, tạo sự thuận lợi nhất định trong việc biểu hiện giá và lưu thông hàng hóa dễ dàng trên thị trường.
  • Vàng không mất giá trị theo thời gian và có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị tiêu hao hay hỏng hóc. 

Nhược điểm:

  • Giá trị của vàng ngày một tăng lên và có sự chênh lệch nhất định so với các loại hàng hóa khác trên thị trường. Vàng là một loại kim loại không quá hiếm nhưng việc khai thác là có giới hạn, điều này khiến vàng trở nên hạn hẹp hơn khiến giá trị của nó tăng lên.
  • Vàng khó thực hiện lưu thông với số lượng lớn, khó vận chuyện nếu thực hiện các cuộc giao dịch xuyên quốc gia vì đặc tính khá nặng. Điều này trở thành gánh nặng không nhỏ cho các thương nhân.

Ưu- nhược điểm của tiền vàng

Đặc điểm của vàng trong đầu tư?

Chúng ta đều biết, vàng là kim loại gần như không bị mất giá theo thời gian, bởi đặc tính này vàng dần trở thành một vật lưu giữ ở thời điểm hiện tại. Việc đầu tư mang đến nhiều lợi ích tích cực cho nhà đầu tư. Vậy có nên đầu tư vàng hay không? Câu trả lời là có. Tìm hiểu những đặc điểm của vàng trong đầu tư giúp nhà đầu tư mang lại lợi nhuận tối đa. 

Vàng có tính thanh khoản cao

Tính thanh khoản của vàng được thể hiện qua việc dễ dàng chuyển đổi từ vàng thành tiền mặt và từ tiền mặt thành vàng. Vàng là loại hàng hóa có giá trị quy đổi trên toàn cầu, với lượng cung và cầu cao. Do đó, vàng có tính thanh khoản cao trên thị trường kinh tế. Ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vàng đều có thể mua bán một cách dễ dàng và đơn giản mà hoàn toàn không mất đi giá trị ban đầu. Ngày nay, việc mua bán vàng trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển của công nghệ. Bạn có thể thực hiện mua bán vàng qua những thao tác trực tuyến dễ dàng. 

Vàng không mất giá theo thời gian

Không phải đơn giản mà lưu giữ vàng cũng được xem là một hình thức lưu trữ  phổ biến trên thị trường. Ưu điểm nổi bật nhất của vàng chính là không mất đi giá trị vốn có ban đầu theo thời gian. 

Nhà đầu tư dựa vào đặc điểm này để mua và bán vàng ra, khoản tiền lời được sinh ra từ phần chênh lệch giá vàng tại các thời điểm khác nhau. Thời gian lưu trữ vàng càng lâu dài sẽ càng có giá trị. 

Cụ thể như giá vàng SJC trong vòng 3 năm trở lại gần đây, có sự tăng giá cụ thể theo bảng sau: 

Năm Giá vàng mua vào (1 lượng)Giá vàng bán ra (1 lượng)
31/12/201942,250 triệu42,770 triệu
31/12/202055,4 triệu55,92 triệu
29/12/202160,6 triệu61,32 triệu

Hạn chế rủi ro trong đầu tư

Kênh đầu tư vàng luôn được đánh giá là kênh đầu tư có tính an toàn cao. Bởi thị trường vàng thường không có quá nhiều biến động lớn mang tính rủi ro nghiêm trọng. Đầu tư vàng cũng có thể xem như việc bạn đang tiết kiệm tiền tệ bị động. Tuy nhiên điểm khác nhau ở đây là tiền có thể mất giá theo thời gian còn vàng thì không. Đầu tư vàng sẽ hạn chế rủi ro hơn so với các kênh đầu tư khác vì bạn sẽ không cần lo lắng sẽ bị mất cả “chì lẫn chài”. Giá vàng tuy có biến động nhưng chỉ nằm trong giới hạn nhất định. Bởi lẽ, vàng là loại tài sản được Nhà nước quản lý chặt chẽ và ổn định giá. 

Hoặc đơn giản bạn có thể đầu tư vàng bằng cách lưu trữ và cất giữ trong dài hạn. Thời gian lưu trữ vàng càng dài, giá trị của vàng sẽ có xu hướng tăng theo giá trị tiền tệ tại các thời điểm trong tương lai. Sau đó, tùy vào tình hình giá cả thị trường mà bạn có thể bán vàng để kiếm lợi nhuận khi phù hợp.

Vàng là loại hàng hóa mang tính toàn cầu

Vàng là hàng hóa mang tính toàn cầu đặc trưng. Do vàng không chịu ảnh hưởng biến động riêng về tình hình chính trị lẫn kinh tế thị trường ở các quốc gia. Mà chịu tác động chung của tình hình kinh tế thế giới. Tại tất cả mọi nên trên thế giới bạn đều có thể mua bán vàng dễ dàng và đều chấp nhận loại hàng hóa này. Ở mỗi quốc gia đều có một loại tiền riêng và giá trị đồng tiền ở mỗi quốc gia đều khác nhau. Còn đối với vàng, giá vàng trong nước và ngoài nước không có độ chênh lệch quá cao. Do đó, vàng được xem là loại hàng hóa mang tính toàn cầu.  

Đặc điểm của vàng trong đầu tư

Có tính an toàn trong nền kinh tế lạm phát

Lạm phát làm cho tiền mất giá, mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thị trường. Đối với những mục tiêu tài chính dài hạn như tiết kiệm tiền cho những mục tiêu trong tương lai. Lạm phát có thể khiến kế hoạch của bạn bị ảnh hưởng do đồng tiền đã bị mất giá, không còn giá trị như hiện tại. Không những vậy, lạm phát còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ số kinh tế nước nhà. Dù vậy kênh đầu tư vàng vẫn ổn định và có xu hướng tăng giá bởi lượng mua vàng dự trữ tăng rõ rệt.

Cụ thể như trong năm 2011, đây là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 10 năm gần đây. Khi tỷ lệ lạm phát lên đến 18,58%. Tuy nhiên, trong thời điểm này giá vàng vẫn giữ được nhiệt, khi ngày càng có dấu hiệu tăng giá. Đỉnh điểm đến khoảng tháng 8, giá vàng lập kỷ lục mới vào ngày 23/8/2011. Giá vàng thế giới vượt 1900 USD/ounce và giá vàng trong nước cũng vọt lên 48,6 triệu đồng/lượng rồi vượt 49 triệu đồng/lượng.

Mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát cũng dựa vào sự tăng giá của vàng. Bởi đây là tài sản có giá trị cao nên cũng sẽ hạn chế ngược lại cầu sẽ luôn tăng vì vậy hiển nhiên giá vàng sẽ lại tăng trong dài hạn. Nhưng lưu ý rằng sự tăng giá sẽ không đồng đều bởi vì còn phải phụ thuộc vào thị trường biến động ra sao vì vậy vàng lại một lần nữa dự báo được mức độ mà lạm phát xảy ra. Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng, chi phí cũng như lãi suất của việc các nhà đầu tư mua vàng về để dự trữ, sự gia tăng về lạm phát sẽ thì những yếu tố trên cũng sẽ tăng.

So sánh một số chức năng của vàng mà tiền giấy không có

Vàng không mất giá: 

Chúng ta đều biết một đặc điểm của vàng mà tiền giấy không thể nào có được chính là không bị mất giá trong bất kì môi trường kinh tế nào kể cả lạm phát. Tuy nhiên, tiền giấy lại dễ dàng mất giá nếu thị trường kinh tế biến động, giá trị mua của đồng tiền giảm. Bởi vậy, vàng được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một “điểm trú ẩn an toàn” trong môi trường biến động thị trường kinh tế. Sau khi vượt qua khó khăn kinh tế, giá trị của vàng vẫn sẽ phù hợp với thị trường ở thời điểm nền kinh tế ổn định.

Vàng có thể lưu trữ dưới nhiều hình dạng khác nhau: 

Vàng được biết đến là một vật chất có khả năng lưu trữ lâu dài và còn có thể tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau. Vật chất vàng hoàn toàn có thể nấu chảy, đúc thành bất kỳ hình dạng nào nhưng vẫn không bị giảm đi giá trị ban đầu. Còn tiền giấy dễ dàng bị mất đi giá trị nếu bị rách, bị hỏng. Hơn hết tiền giấy không thể lưu trữ được dưới nhiều hình dạng khác nhau, dễ dàng bị mất đi giá trị sử dụng và đặc biệt có thể làm giả.

Chức năng của vàng mà tiền giấy không có

4 Lý do khiến vàng không còn giữ vai trò tiền tệ chung trên thế giới hiện nay

Hiện nay, vàng không được sử dụng nhiều dưới vai trò tiền tệ mà chủ yếu tồn tại nhiều hơn dưới vai trò là vật lưu trữ giá trị. Đơn giản bởi vàng hoàn toàn không bị mất giá theo thời gian, nó có thể tồn tại ở mọi nơi trên thế giới và ở nhiều giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. 

Vàng ngày nay được biết đến là sản phẩm kim loại có giá trị cao mặc dù không đến mức quý hiếm nhưng nó vẫn luôn luôn duy trì sự ổn định ở mức vừa phải tạo nên những giá trị riêng. Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ và tại sao vai trò tiền tệ của vàng không còn được áp dụng cho ngày nay? Đây hẳn là 2 câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm khi muốn tìm hiểu thêm các thông tin về vàng. Có 4 lý do quan trọng khiến vàng không thể tiếp tục nắm giữ vai trò tiền tệ ở thời điểm hiện tại.

Sử dụng vàng là tiền tệ gây lãng phí tài nguyên

Vàng cũng được xem là một loại tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn và cất trữ. Đối với các nhà kinh tế học việc sử dụng vàng là tiền tệ lưu thông phổ biến gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên không phải vô hạn. 

Vàng được sinh ra từ những tự nhiên, nó không phải do con người tạo ra. Bởi lẽ đó vàng không phải kim loại vô hạn, nó sẽ có hạn. Vì vậy khi sử dụng vàng làm vật ngang giá chung khiến gây lãng phí, hơn hết còn làm hạn hẹp một nguồn nguyên liệu sản xuất nghiên cứu đặc biệt.

Sử dụng tiền vàng làm vật trao đổi hàng hóa gây lãng phí tài nguyên

Giá trị của vàng theo thời gian có sự chênh lệch lớn so với các loại hàng hóa khác

So sánh với các loại hàng hóa khác thì giá trị của vàng theo thời gian có sự chênh lệch rõ rệt bởi 2 lý do. Đầu tiên  khai thác vàng là có giới hạn, sử dụng vàng quá nhiều gây cạn kiệt tài nguyên vàng bởi vật chất vàng là tự nhiên ban tặng cho con người, con người không thể tự tạo ra vàng và sử dụng chúng. Giá trị của một loại hàng hóa khan hiếm bao giờ cũng cao hơn giá trị của các loại hàng hóa thông dụng trong nền kinh tế. Thứ hai thời gian để khai thác vàng khá lâu và cần có hệ thống quy trình khá phức tạp để thu được vàng nguyên chất để làm đơn vị tiền tệ. Vì vậy khiến vàng khó để đáp ứng được nhu cầu chung của vật ngang giá trên thị trường kinh tế. 

Vàng khó lưu thông với số lượng lớn

Như chúng ta đã biết vật chất vàng có khối lượng khá nặng bởi vậy rất khó vậy chuyển trong một đoạn đường dài. Nền kinh tế thương mại, xuất khẩu thị trường ngày càng phát triển hơn, đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ lưu thông trong phạm vi ngày càng rộng. Bên cạnh đó, vật chuyển vàng sẽ được thực hiện bằng đường bộ là chủ yếu, để bảo quản được số lượng vàng lớn tránh khỏi những cá nhân có hành vi xấu như cướp bóc là điều hoàn toàn không dễ dàng. Điều này đòi hỏi số lượng lớn công nhân vận chuyển nhiều và phải có tay nghề để bảo đảm an toàn tuyệt đối, vì vậy nhà kinh doanh phải mất thêm một khoản chi phí thuê người gây gây tốn kém. Việc sử dụng vàng để làm tiền tệ nó gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển, trao đổi mua bán hàng hóa. 

Vai trò của vàng trên thị trường hiện nay

Lượng cung không đáp ứng đủ lượng cầu

Bởi là một kim loại được khai thác từ thiên nhiên, con người không thể tự chủ động sản xuất vàng. Việc khai thác vật chất vàng không phải là điều dễ dàng, ngoài tìm kiếm mỏ vàng còn phải phòng ngừa rất nhiều rủi ro trong quá trình khai thác. Điều này dẫn đến năng suất khai thác vàng thấp khiến lượng cung không đáp ứng đủ lượng cầu trên thị trường.

Hơn hết, nếu đóng vai trò tiền tệ chung vàng sẽ gây ra nhiều khó khăn nhất định cho con người bởi việc khai thác vàng đã được duy trì hơn nghìn năm nay, nó có hạn mức chứ không phải vô hạn.

Tạm kết

Thông qua bài viết trên đây Yuanta Việt Nam đã đem đến câu trả lời cho câu hỏi “vì sao vàng có được vai trò tiền tệ”. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Đồng thời có thể lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với từ những kiến thức trên. 

Biên tập: Phúc Thảo 

 

Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!