Chỉ số ROIC là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROIC trong thị trường tài chính
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánChỉ số ROIC là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROIC trong thị trường tài chính

03/01/2023 - 09:25

Chỉ số ROIC là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROIC trong thị trường tài chính

Trong thị trường tài chính có rất nhiều chỉ số được các nhà đầu tư ưa chuộng như ROCE, PMI, ROIC. Trong bài viết này, Yuanta Việt Nam sẽ giúp các bạn biết rõ thêm về chỉ số ROIC là gì, các đặc điểm của chỉ số này và vì sao chỉ số ROIC được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Chỉ số ROIC là gì?

Chỉ số ROIC là gì?

Khái niệm chỉ số ROIC

Chỉ số ROIC là gì? Chỉ số ROIC là một thuật ngữ được viết tắt bởi cụm từ Return On Invested Capital. Chỉ số ROIC thể hiện tỷ lệ sinh lời trên phần vốn đã đầu tư, áp dụng chỉ số ROIC để đo lường độ hiệu quả của các doanh nghiệp trong việc quyết định phân bổ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp đó. Dựa vào chỉ số ROIC, chúng ta có thể đánh giá được mức độ sinh lời của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không.

 

Một cách dễ hiểu hơn, chỉ số ROIC thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang dùng vốn đầu tư bởi các chủ đầu tư để tạo ra thu nhập, lợi nhuận hiệu quả ra sao. Đặc biệt, ROIC thường được dùng kèm với chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền – WACC – để có thể đo lường hiệu quả sử dụng vốn một cách chính xác nhất.

Chỉ số ROIC là gì?

>> Xem thêm: Đánh giá chỉ số ROS (Return On Sales) và ý nghĩa của chỉ số này trong kinh doanh

>> Xem thêm: Chỉ số ROA và ROE và Những thông tin cơ bản trong chứng khoán

Bên cạnh đó, chỉ số ROIC còn được xem là tiêu chuẩn khi chúng ta đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp ngang hàng nhau. Cụ thể, khi chỉ số ROIC của doanh nghiệp đó lớn hơn WACC tức là doanh nghiệp đó đang tạo ra giá trị.

Đặc điểm của ROIC

Vậy liệu doanh nghiệp đó có thể thu lại được lợi nhuận là bao nhiêu so với mức vốn đã đầu tư? Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm của chỉ số ROIC sau đây để hiểu rõ hơn.

Ưu điểm

  • Vì ROIC được thể hiện dưới dạng phần trăm nên còn được sử dụng trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành/lĩnh vực về khả năng sinh lời, cụ thể là các nhà đầu tư có thể theo dõi được việc phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp dựa vào chỉ số ROIC.
  • Chỉ số ROIC được xem là một minh chứng cho năng lực của ban lãnh đạo một doanh nghiệp. Dựa vào ROIC, doanh nghiệp có tiền đề để phát triển và có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận hơn sau đó. Vì vậy, các doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn của các nhà đầu tư cũng hiệu quả hơn.
  • Chỉ số ROIC cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E. Khi doanh nghiệp tạo ra quá ít hoặc không tạo ra được giá trị nào cho cổ đông nữa thì cùng tỷ lệ P/E nhưng chứng khoán của doanh nghiệp đang bị bán ở mức cao hơn. Trái lại, nếu doanh nghiệp 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mà chỉ số ROIC thể hiện, chúng ta cũng nên nắm được các điểm hạn chế của chỉ số này.

 

Chỉ số ROIC này không thể hiện cụ thể được phân khúc tạo ra được giá trị của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy vì dựa vào công thức tính ROIC phụ thuộc vào mức thu nhập ròng nên cho kết quả không rõ ràng.

Công thức tính chỉ số ROIC

Chỉ số ROIC được tính bằng công thức:

Trong đó:

  • NOPAT: lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế.
  • Vốn đầu tư bình quân: là nguồn vốn huy động để doanh nghiệp vận hành sản xuất, kinh doanh. Được tính bằng tổng tài sản cố định cộng với vốn lưu động ròng (Bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu).

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROIC

Cần lưu ý gì khi áp dụng chỉ số ROIC?

 

Khi sử dụng chỉ số ROIC, các nhà đầu tư nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Chỉ số ROIC cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận cao và có lợi thế cạnh tranh tốt.
  • Chỉ số ROIC thấp chứng tỏ so với vốn đã bỏ ra, mức lợi nhuận thu lại của doanh nghiệp không cao nên có thể doanh nghiệp đó đã sử dụng vốn không hiệu quả, từ đó dẫn đến mức cạnh tranh với thị trường thấp, nhiều rủi ro.
  • Để có thể áp dụng chỉ số ROIC hiệu quả, các nhà đầu tư nên dựa vào những chỉ số khác như WACC, ROCE, ROE, ROI mới có thể có cái nhìn chi tiết và đánh giá được doanh nghiệp chính xác hơn.

Kết luận

Nói tóm lại, bài viết được Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa chia sẻ trên đã nêu khái niệm chỉ số ROIC là gì, công thức tính ROIC và những điểm cần lưu ý về chỉ số này. Hy vọng quý nhà đầu tư có thể cập nhật thêm được những kiến thức hữu ích để tận dụng vào quá trình đầu tư của mình nhé!