Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là gì? & Phân loại | Yuanta Việt Nam
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánHợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) và Phân loại hợp đồng kỳ hạn chi tiết

27/05/2022 - 10:47

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) và Phân loại hợp đồng kỳ hạn chi tiết

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, hợp đồng kỳ hạn là một hình thức vô cùng phổ biến. Đây là chứng từ ghi nhận việc người mua và người bán đã phát sinh giao dịch mua bán tài sản.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là gì?

Khái niệm hợp đồng kỳ hạn 

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là thỏa thuận mua hoặc bán tài sản trong tương lai với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm hiện tại. Đây là hợp đồng tránh tác động bởi sự thay đổi của giá cả trên thị trường. 

Hợp đồng kỳ hạn là công cụ hiệu quả đối với các doanh nghiệp

Phân loại hợp đồng kỳ hạn 

Trên thị trường hiện nay người ta giao dịch mua bán thường lựa chọn một số loại hợp đồng kỳ hạn thông dụng. Ở thị trường Việt Nam cũng vậy, hợp đồng có kỳ hạn cũng rất phổ biến đối tượng tham gia cũng rất đa dạng như các ngân hàng, công ty xuất nhập khẩu, tổ chức tài chính. Một số loại phổ biến bao gồm:

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (hay equity forward contract): Tài sản cơ sở của loại hợp đồng kỳ hạn này dựa trên cổ phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (hay forward contract on bond): Tài sản cơ sở của loại hợp đồng kỳ hạn này dựa trên trái phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (hay commodity forward): Ở đây tài sản cơ sở là các loại hàng hoá có thực như cà phê, lúa, gạo, dầu thô…
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (hay currency forward contract): Loại hợp đồng giao dịch kỳ hạn này biểu thị các bên thỏa thuận ký kết sẽ mua hoặc bán với số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá được xác định, trong một thời điểm đã ký kết trong tương lai.
  • Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (hay forward rate agreement- FRA): Loại hợp đồng kỳ hạn này biểu thị các bên đã thỏa thuận đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán đã ký kết trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (hay non-deliverable forward – NDF): Loại hợp đồng kỳ hạn này được thực hiện thanh toán bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt, không phải giao nhận bằng tài sản gốc.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại hợp đồng kỳ hạn khác nhau

Giá trị hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm 2 bên thỏa thuận ký kết một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán với một mức giá đã được định trước tại một thời điểm đã được xác định trong hợp đồng. 

Mức giá sau khi đã ký kết sẽ không thể thay đổi, cho dù thị trường có biến động như thế nào. Mọi ký kết giữa 2 bên sẽ không mất khoản phí phát sinh nào ở trong hợp đồng nên giá trị khi nhận được là lãi hay lỗ khi chuyển giao.

Khi đến thời gian đáo hạn hợp đồng, bắt buộc người mua phải thực hiện như hợp đồng đã ký kết mua tài sản cơ sở có giá trị trên thị trường được ký hiệu là S(t).

Và giá kỳ hạn đã được xác định trước ký hiệu là K.

Lưu ý:

  • K là kỳ hạn được ký kết trước hợp đồng.
  • S(t) là giá giao ngay tài sản ở thời điểm khi kết thúc hợp đồng.

Như vậy giá trị nhận được trong hợp đồng của bên mua cho một đơn vị tài sản là: S(t) – K.

Ngược lại, giá trị nhận được trong hợp đồng của bên bán cho một đơn vị tài sản là: K – S(t).

Trường hợp nếu S(t) > K: Thì người mua có lãi và người bán bị lỗ. Và ngược lại trường hợp nếu S(t) > K: Thì người bán có lãi và người mua bị lỗ.

Giá trị hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi theo thỏa thuận hai bên

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Tại thời điểm ký kết hợp đồng giữa 2 bên, thì yếu tố tài sản hay thanh toán tiền không có sự trao đổi với nhau. Việc thanh toán tiền sẽ diễn ra trong tương lai gần được tính tại thời điểm đã ký kết trong biên bản hợp đồng.

Đến thời hạn thanh toán, hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán cho dù giá thị trường xảy ra biến động như thế nào đi nữa tính tại thời điểm giá tài sản cơ sở có thể tăng lên hay giảm xuống so với mức giá kỳ hạn.

Chính vì vậy, 2 bên bắt buộc phải thực hiện theo có điều lệ trong hợp đồng theo mức giá kỳ hạn đã ký kết. Ngoài ra, hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận giữa 2 bên bán và mua, không có tổ chức trung gian.

Hợp đồng kỳ hạn có những đặc điểm nhất định

Các yếu tố hình thành 

Có rất nhiều yếu tố để hình thành hợp đồng kỳ hạn hoàn chỉnh. Được xác định bằng cơ sở mua bán và bên tham gia hợp đồng.

Các tài sản cơ sở để mua bán:

  • Tài sản có thực như: gạo, lúa, cao su, cà phê, lương thực…
  • Tài sản tài chính: tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán…

Các bên tham gia hợp đồng:

  • Người mua – Long position: Là bên đã đồng ý mua tài sản với lượng nhất định vào một thời điểm đã thống nhất trong tương lai với mức giá đã ký kết trong thỏa thuận.
  • Người bán – Short position: Là bên đã đồng ý bán tài sản với lượng nhất định vào một thời điểm đã thống nhất trong tương lai với mức giá đã ký kết trong thỏa thuận.

Thời điểm thống nhất trong tương lai: Đây là thời điểm thanh toán hợp đồng giữa các doanh nghiệp, có thể hiểu đây là thời gian ký kết hợp đồng cho đến ngày thanh toán, được gọi là kỳ hạn.

Giá kỳ hạn hay giá thanh toán hợp đồng: Đây là mức giá thanh toán áp dụng trong tương lai. Khái niệm này áp dụng cho tài sản cơ sở, thưởng và xác định  trên cơ sở mức giá giao ngay và lãi suất trên thị trường.

Ý nghĩa, ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn 

Tài sản cơ sở và các bên tham gia là yếu tố cơ bản

Ngoài những đặc điểm cơ bản của hợp đồng kỳ hạn, ý nghĩa và các ưu nhược điểm cũng là vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Ý nghĩa 

Hợp đồng kỳ hạn có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong đầu tư, kinh doanh. Và ý nghĩa chính của hợp đồng kỳ hạn đó là phòng ngừa những rủi ro của giá cả hàng hóa, tài sản trong sự biến động bất ngờ, thất thường trong thị trường tài chính, lãi suất. 

Trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp thông thường sẽ cố định một khoản chi phí bằng việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Thông thường sẽ là chi phí nguyên vật liệu để phòng ngừa các rủi ro về vấn đề giá cả.

Còn đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính hay công ty xuất nhập khẩu thì hợp đồng kỳ hạn sẽ là một phương pháp hiệu quả nhằm phòng tránh rủi ro bất lợi về tỷ giá. 

Ưu điểm 

Ưu điểm lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn đó là phương pháp phòng chống rủi ro. Và đây công cụ hữu hiệu để cố định khoản thu nhập của doanh nghiệp một cách ổn định nhất mà không bị tác động các tài sản trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn chỉ biểu thị sự thỏa thuận của hai bên về cách giao dịch hàng hóa một cách riêng biệt. Nên hợp đồng kỳ hạn có tính linh hoạt cao về các yếu tố thời hạn, quy mô… 

Nhược điểm 

Đầu tiên phải kể đến tính thanh khoản thấp nên loại hợp đồng kỳ hạn này mang rủi ro cao. Đặc biệt là trong khả năng thanh toán giữa các bên liên quan.

Ngoài ra, việc tham gia hợp đồng chỉ có 2 bên là bên bán và bên mua nên nếu có 1 trong 2 không có khả năng thực hiện hợp đồng như đã ký kết thi đến kỳ đáo hạn thì sẽ gây rất nhiều trở ngại. Đặc biệt, các bên tham gia hợp đồng không thể thay đổi vị trí của mình trước ngày đáo hạn.

Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn

Một số nhược điểm mà doanh nghiệp nên lưu ý

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng hợp đồng kỳ hạn cũng là một công cụ để nhiều doanh nghiệp ứng dụng giảm thiểu bớt rủi ro không mong muốn. Chính vì vậy, hợp đồng này được ứng dụng vào trong thực tế các thị trường hàng hóa phát sinh như:

Doanh nghiệp sử dụng loại hợp đồng có kỳ hạn này nhằm hạn chế bớt rủi ro khi thị trường biến động giá cả lên xuống thất thường trong tương lai. Với loại hợp đồng này được dùng để cố định khoản chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai mà không cần phải lo lắng về biến động giá trên thị trường.

Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn vô cùng rộng trên thị trường

Bài viết trên đã chia sẻ một cách cụ thể về những thông tin của hợp đồng kỳ hạn. Hy vọng những ai đang có ý định tìm hiểu về loại hợp đồng này sẽ có những thông tin hữu ích cho mình. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.