T0 T1 T2 T3 trong chứng khoán là gì? & Cách thức giao dịch | Yuanta
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức chứng khoánT0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì? & Cách thức giao dịch ra sao?

30/05/2022 - 10:54

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì? & Cách thức giao dịch ra sao?

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là một thuật ngữ và nguyên tắc mà các nhà đầu tư chứng khoán cần nắm rõ. Thế nhưng, khi mới tham gia thị trường chứng khoán, các thuật ngữ và từ viết tắt trong lĩnh vực này khiến không ít nhà đầu tư gặp khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?”

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?

T0, T1, T2, T3 là viết tắt của T+0, T+1, T+2, T+3. Đây là ngày mà bên mua cổ phiếu nhận được cổ phiếu (bên bán chuyển quyền sở hữu cho bên mua) và bên bán nhận được tiền về tài khoản.

T là viết tắt của từ “Transaction – Giao dịch”. Như vậy, ngày T là ngày thực hiện giao dịch chứng khoán, hay chính là ngày thực hiện khớp lệnh mua/ bán chứng khoán trên sàn giao dịch.

T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì?

>>> Xem thêm: Cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất

Cụ thể:

T+0: ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền sẽ trùng với ngày thực hiện giao dịch T.

T+1: ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là 1 ngày (ngày T+1) sau ngày giao dịch (ngày T).

T+2: ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là 2 ngày (ngày T+2) sau ngày giao dịch (ngày T).

T+3: ngày bên mua nhận được cổ phiếu và bên bán nhận được tiền là 3 ngày (ngày T+3) sau ngày giao dịch (ngày T).

Ví dụ làm rõ T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì

Ví dụ 1: 

Bạn thực hiện một giao dịch mua chứng khoán. Ngày đặt lệnh mua chứng khoán (ngày giao dịch T) là Thứ Ba (17/05/2022) thì:

  • Theo nguyên tắc T+3, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Sáu (20/05/2022). 
  • Theo nguyên tắc T+2, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Năm (19/05/2022). 
  • Theo nguyên tắc T+1, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Tư (18/05/2022). 
  • Theo nguyên tắc T+0, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán chính là Thứ Ba (17/05/2022). 

Ví dụ T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán

Ví dụ 2: 

Bạn thực hiện một giao dịch mua chứng khoán. Ngày đặt lệnh mua chứng khoán (ngày giao dịch T) là Thứ Năm (19/05/2022) thì:

  • Theo nguyên tắc T+3, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Ba (24/05/2022). (không tính ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật).
  • Theo nguyên tắc T+2, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Hai (23/05/2022). (không tính ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật).
  • Theo nguyên tắc T+1, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán sẽ là Thứ Sáu (20/05/2022). 
  • Theo nguyên tắc T+0, ngày bên mua nhận chứng khoán và bên bán nhận tiền thanh toán chính là Thứ Năm (19/05/2022). 

Lưu ý: Ngày T+1, T+2, T+3 không tính Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày nghỉ lễ.

Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán 

Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 quy định rằng nếu ngày thực hiện giao dịch mua/ bán chứng khoán là ngày T thì:

Thời gian chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán

  • Đối với người mua: Chứng khoán sẽ về tài khoản của người mua sau 04h chiều ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào từng loại chứng khoán). Lúc này, người mua sở hữu chứng khoán và có toàn quyền quyết định đối với việc giữ hoặc bán chứng khoán này.
  • Đối với người bán: Tiền thanh toán sẽ về tài khoản của người bán sau 08h sáng ngày T+0, T+1, T+2, T+3 (tùy vào loại chứng khoán). Lúc này, người bán có toàn quyền sở hữu và sử dụng số tiền thanh toán này.

Quy định mới về giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam

Quy định về nguyên tắc giao dịch T0 là một quy định mới được Bộ Tài chính ban hành năm 2020. Quy định này ra đời đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam hơn.

Trước đây, theo luật cũ, sau giao dịch mua/ bán chứng khoán, nhà đầu tư cần đợi 2 ngày (T+2) mới được chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán. Như vậy, phải sau 2 ngày này thì nhà đầu tư mới thực sự sở hữu chứng khoán và được bán lại chứng khoán đó.

Quy định mới về giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam

Giờ đây, trong thông tư mới nhất số 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành từ 15/02/2021, có quy định mới về việc giao dịch trên thị trường chứng khoán. 

Cụ thể, theo quy định mới, áp dụng nguyên tắc T0 cho phép người mua nhận được quyền sở hữu chứng khoán ngay trong ngày khớp lệnh, và người bán cũng nhận được tiền thanh toán ngay trong ngày. Như vậy, người mua được chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngay trong ngày giao dịch và do đó có quyền bán lại chứng khoán trong cùng ngày (T+0) mà không cần chờ đợi. 

Kết luận

Bên trên là định nghĩa đơn giản, dễ hiểu nhất giải đáp cho thắc mắc T0, T1, T2, T3 trong chứng khoán là gì. Hi vọng qua bài viết này, các nhà đầu tư đã có được cái nhìn và cách hiểu đúng đắn về thuật ngữ này. Qua đó, nhà đầu tư có thể biết cách áp dụng thành công nguyên tắc này trong các giao dịch mua/ bán chứng khoán trong tương lai. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.