Làm thế nào để quản lý tài chính và tiết kiệm ở tuổi 20 | Yuanta VN
Flower
Trang chủTin tứcBlogPhát triển bản thânLàm thế nào để quản lý tài chính và tiết kiệm ở tuổi 20

16/10/2023 - 14:13

Làm thế nào để quản lý tài chính và tiết kiệm ở tuổi 20

Tiết kiệm ở tuổi 20 là một điều không hề dễ dàng và không nhiều người ở độ tuổi này nghĩ đến. Bởi vì đây là độ tuổi còn muốn khám phá và tận hưởng mọi thứ trong cuộc sống. Tuy vậy, việc tiêu pha quá mức sẽ gây ra nhiều thiệt hại ở tương lai và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này. Việc tích lũy tiền bạc và quản lý tài chính sớm giúp người trẻ chuẩn bị hành trang để gặt hái nhiều thành công về sau. 

Làm thế nào để quản lý tài chính và tiết kiệm ở tuổi 20

Làm thế nào để quản lý tài chính và tiết kiệm ở tuổi 20

Tiết kiệm tài chính là gì?

Tiết kiệm tài chính có thể được hiểu đơn giản là việc dành dụm một số tiền từ những khoảng tiền nhỏ được tích góp qua thời gian. Tiết kiệm cũng có thể là giảm bớt đi những chi tiêu không cần thiết hoặc tăng thu nhập bằng các cách như đầu tư, gửi tiền ngân hàng, các công cụ tài chính khác,…

Tiết kiệm là dành dụm từng chút một

Tiết kiệm là dành dụm từng chút một

Ở mỗi độ tuổi và hoàn cảnh thì việc tiết kiệm của mỗi người lại khác nhau, cách tiết kiệm và số dư cần thiết cũng khác nhau. Vì vậy mà không có một mẫu số chung nào cho việc tiết kiệm, nhưng tiết kiệm từ sớm khi đang trong độ tuổi chuẩn bị cho sự nghiệp là điều rất cần thiết. 

Những lý do quan trọng của việc tiết kiệm ở tuổi 20

Việc tiết kiệm không bao giờ là quá sớm hay quá muộn. nhưng nếu có một khoản tiền dự phòng trong tương lai, bạn cần bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Lợi thế về thời gian

Bắt đầu tiết kiệm sớm khi ở tuổi 20, bạn sẽ có nhiều lợi thế về thời gian. Thời gian sẽ giúp số tiền tích lũy của bạn tăng trưởng mạnh mẽ qua phần trăm lãi suất và việc đầu tư. Bạn thậm chí có thể trở thành triệu phú khi bắt đầu tiết kiệm và hưởng lãi kép từ sớm.

Tạo quỹ dự trữ tài chính cá nhân 

Tiết kiệm ở tuổi 20 giúp bạn sớm xây dựng cho mình một quỹ dự trữ cá nhân cần thiết để đề phòng trong những trường hợp khẩn cấp hay chi tiêu không mong đơi. Điều này giúp bạn không bị phụ thuộc tài chính hay phải vay mượn khắp nơi khi xảy ra biến số không mong muốn. 

Tiết kiệm sớm giúp ứng phó với những biến số trong tương lai

Tiết kiệm sớm giúp ứng phó với những biến số trong tương lai

Phát triển thói quen tài chính 

Xây dựng thói quen tiết kiệm từ sớm giúp bạn phát triển những kỹ năng về tài chính một cách tích cực. Việc quản lý sớm dòng tiền giúp bạn học được cách thực hiện các quyết định tài chính một cách thông minh, cách lập kế hoạch ngân sách, ngoài ra còn học hỏi về lãi suất, đầu tư,… Những gì học được về tài chính sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, sự nghiệp sau này của bạn.

Tạo lập tương lai vững chắc 

Nhiều người phung phí tiền của khi còn trẻ và chỉ bắt đầu tu chí làm ăn khi phải cảm thấy đã gánh vác những trách nhiệm đủ lớn. Bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 20 sẽ hơi khó khăn nhưng điều nếu bạn muốn con đường tương lai dễ dàng hơn thì bạn cần phải làm. Càng lớn tuổi, sẽ có nhiều khoản phải chi trả hơn, nhiều trách nhiệm phải gánh vác và sự nhanh nhạy cũng giảm bớt đi ít nhiều. 

Vì vậy mà việc tích lũy tài chính sớm giúp bạn sớm thực hiện hóa những mong muốn, lo toan được những trách nhiệm, và ít bị ảnh hưởng khi thị trường có vấn đề.

Đạt tới tự do tài chính sớm 

Tiết kiệm và đầu tư sớm giúp bạn dư dả về tài chính khi thời gian một độ tuổi nhất định. Tự do tài chính giúp bạn không bị lệ thuộc vào đồng tiền và có thể làm những điều khiến bạn thấy hạnh phúc. 

Tự do tài chính là mục tiêu mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang hướng đến

Tự do tài chính là mục tiêu mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang hướng đến

Cách tiết kiệm ở tuổi 20 để dư dả tài chính

Hãy nhớ tiết kiệm ở độ tuổi 20 này, so với số tiền tiết kiệm sẽ là bao nhiêu thì việc tạo lập thói quen tài chính là quan trọng hơn cả. Để việc tiết kiệm hiệu quả, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc tiết kiệm sau đây.

Xác định cụ thể mục tiêu tiết kiệm của bạn

Việc xác định trước những mục tiêu của bạn sẽ giúp việc tiết kiệm được dễ dàng hơn và bạn cũng không cần thiết phải quá đắn đo khi đứng trước những quyết định tài chính. Hãy lập ra một danh sách với những mục tiêu như mua nhà, mua xe, đi du lịch, đi du học,… Mỗi khi cảm thấy việc tiết kiệm quá khó khăn, hãy xem lại những mục tiêu được đề ra trước đó. 

Lập kế hoạch ngân sách cho những chi tiêu hằng ngày của bạn

Theo dõi những hoạt động thu và chi của bạn hằng ngày, ghi lại bằng sổ tay hoặc một ứng dụng theo dõi tài chính. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp bạn có thể làm việc đó một cách chi tiết và rõ ràng. Việc này giúp bạn giám sát được những hoạt động tài chính và có những bước đi điều chỉnh hợp lý.

Quản lý giữa việc thu và chi giúp bạn dễ dàng tiết kiệm hơn

Quản lý giữa việc thu và chi giúp bạn dễ dàng tiết kiệm hơn

Tạo ngân sách chi tiêu hợp lý

Sau khi đã nắm được các hoạt động thu chi của bản thân, hãy tạo một ngân sách hợp lý theo từng tuần, hoặc từng tháng. Giới hạn số tiền mà bạn có thể chi, những thứ bạn có thể mua dựa trên mức thu nhập mà bạn có. 

Hạn chế những chi tiêu không cần thiết

Đây là nguyên tắc quan trọng nhưng rất khó để thực hiện với những người trẻ ở độ tuổi 20. Có một cách đơn giản để thực hiện nguyên tắc này, đó là nếu bạn muốn mua một món đồ nào đó mà chưa chắc có cần thiết hay không, hãy đợi thêm 2 ngày nữa. Khi đó, nếu bạn vẫn muốn có món đồ đó, bạn có thể mua. 

Những thứ bạn muốn chưa chắc là bạn đã cần

Những thứ bạn muốn chưa chắc là bạn đã cần

Tối ưu hóa thu nhập khi còn trẻ

Ngoài thu nhập chính, bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa thu nhập bằng các công việc part-time, freelance, các kinh doanh nhỏ. Điều này vừa giúp bạn tích lũy tài chính, mà còn giúp bạn trên con đường khám phá bản thân khi đang ở độ tuổi chông chênh và chưa biết mình giỏi gì. Hãy thử những công việc mà bạn cho là giúp ích cho tương lai dài hạn của bạn.

Đầu tư cho bản thân 

Những năm đầu của tuổi 20 khi mà bạn còn nhiều thời gian và sức trẻ, hãy luôn tìm cách đầu tư vào bản thân, vào kiến thức, trải nghiệm và trái ngọt sẽ đến với bạn sau vài năm nữa. Đầu tư vào bản thân là một hình thức đầu tư lâu dài và sinh lời bền vững nhất trong tất cả các loại đầu tư.

Đầu tư cho bản thân là quỹ sinh lời lâu dài và bền vững nhất

Đầu tư cho bản thân là quỹ sinh lời lâu dài và bền vững nhất

Sai lầm là một điều bình thường

Bắt đầu điều gì cũng không dễ dàng và việc tiết kiệm tài chính cũng thế. Đôi khi, bạn sẽ phạm phải sai lầm, như tiêu tốn phung phí, hay đôi khi lười biếng, bạn cũng có thể sẽ đầu tư vào thứ gì đó và thất bại. 

Những thất bại nhỏ và tạm thời sẽ là nền tảng của thành công, hãy vui mừng vì bạn nhận ra những sai lầm đó. Điều quan trọng là nhìn nhận từ những sai lầm và sửa chữa, hãy chấp nhận và tiếp tục con đường của bạn.

Tiết kiệm ở tuổi 20 không đem lại nhiều lợi thế tài chính và tạo lập thói quen tài chính tích cực. Tiết kiệm không phải là một điều dễ dàng, nhưng chỉ cần tuân theo những nguyên tắc trên, bạn sẽ từ từ tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc trong tương lai. Việc tiết kiệm luôn là cần thiết dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là khi ở độ tuổi tài chính và trách nhiệm chưa có nhiều, bạn có thể bắt đầu ngay từng bước đầu tiên. Bài viết được chia sẻ bởi Yuanta Việt Nam.