Quy trình tăng vốn điều lệ & Lợi ích của việc tăng vốn điều lệ | Yuanta
Flower
  • VN-Index

    1174.85

    -18.16 (-1.52%)
  • HNX-Index

    220.8

    -5.4 (-2.39%)
  • UPCOM-Index

    87.16

    -0.99 (-1.12%)
  • VN30-Index

    1194.03

    -16.71 (-1.38%)
  • VNDiamond

    1995.61

    -35.75 (-1.76%)
  • VNFinlead

    1914.51

    -22.58 (-1.17%)
  • VNMidcap

    1731.28

    -41.22 (-2.33%)
  • VNSmallcap

    1357.83

    -27.25 (-1.97%)
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánQuy trình Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp & Những lợi ích khi tăng vốn điều lệ

21/11/2021 - 16:09

Quy trình Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp & Những lợi ích khi tăng vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ là hoạt động cần thiết đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động. Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà vốn điều lệ được tăng, giảm khác nhau. Vậy quy trình Quy trình và lời ích của việc tăng vốn điều lệ là gì? Hãy cùng Yuanta tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy trình tăng vống điều lệ

Quy trình tăng vống điều lệ

Doanh nghiệp Tăng vốn điều lệ khi nào?

Theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Ngoài ra, tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về việc góp vốn điều lệ như sau “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

Trong quá trình hoạt động, sau khi đăng ký vốn điều lệ các doanh nghiệp có thể tiếp tục góp thêm vốn điều lệ tùy theo nhu cầu.

Tìm hiểu thêm về Vốn điều lệ là gì tại đây! (thêm link bài Vốn điều lệ)

Tăng vốn điều lệ là hoạt động được thực hiện phổ biến khi doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển quy mô hoạt động kinh doanh. Hoạt động này thường được thực hiện bằng các hình thức cơ bản như:

– Kêu gọi vốn góp từ các thành viên sẵn có của doanh nghiệp;

– Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn vào doanh nghiệp;

Trong đó, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ tăng vốn điều lệ trong những trường hợp khác nhau, cụ thể:

Loại doanh nghiệpHình thức tăng vốn điều lệ
Công ty TNHH 1 thành viên– Huy động thêm trái phiếu;

– Chủ sở hữu của doanh nghiệp góp thêm vốn;

– Huy động thêm vốn góp từ các cá nhân khác;

– Chuyển thành công ty cổ phần để có thể phát hành và chào bán cổ phần.

Công ty TNHH 2 thành viên– Tăng lượng vốn góp của các thành viên;

– Tiếp nhận thêm các thành viên mới;

– Huy động thêm trái phiếu;

– Chuyển thành công ty cổ phần để có thể phát hành và chào bán cổ phần.

Công ty cổ phần– Chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu;

– Chào bán cổ phần ra công chúng;

– Chào bán cổ phần riêng lẻ.

 

Thông báo về Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

Thông báo về Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

Để một doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin để thông báo theo quy định của pháp luật tại Khoản 4,5,6 điều 68 của Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:

“4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  2. b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
  3. c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
  4. d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.
  6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.”

Các quy định của pháp luật về việc Tăng vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp

Các quy định của pháp luật về việc Tăng vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

Quy định về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên căn cứ vào Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 87. Tăng, giảm vốn điều lệ

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
  2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
  3. a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
  4. b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
  5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
  6. a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  7. b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.”

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Theo Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020 Các doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

“Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ

  1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
  2. a) Tăng vốn góp của thành viên;
  3. b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
  4. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác”

Trong đó:

Tăng vốn góp các thành viên là trường hợp phần vốn góp thêm được chia theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của các thành viên trong vốn điều lệ của công ty. Những thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn có thể không góp thêm vốn vào doanh nghiệp. Trong đó, số vốn chưa được góp đó sẽ được chia cho cá thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của các thành viên đó nếu có thỏa thuận khác.

Đối với các doanh nghiệp tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới để tăng vốn điều lệ. Các thành viên cũ có quyền góp thêm vốn hoặc không. Việc đồng ý cho các thành viên mới được quyền góp vốn thường được thông qua trong cuộc họp hội đồng thành viên của doanh nghiệp đó.

Đối với công ty cổ phần

 

Đối với công ty cổ phần

“Điều 112. Vốn của công ty cổ phần

  1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
  3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
  4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
  5. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
  6. a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  7. b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
  8. c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.”

Quy trình đăng ký Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

Quy trình đăng ký Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp

Theo điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp khác nhau tại doanh nghiệp như sau:

“Điều 44. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp

  1. Trường hợp công ty đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của các thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
  2. a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  3. b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  4. c) Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  5. d) Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;

đ) Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.

  1. Trường hợp đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty, kèm theo Thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này phải có Quyết Định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty; văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
  2. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có:
  3. a) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
  4. b) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.

Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

  1. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
  2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp”

Để một doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp đó phải tổ chức cuộc họp hội đồng thành viên để bàn bạc. Sau cuộc họp, doanh nghiệp thống nhất được quyết định của chủ tịch hội đồng thành viên, từ đó quyết định về việc tăng vốn này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải gửi báo cáo lên sở kế hoạch đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong khoảng thời gian chậm nhất là 10 ngày tính từ ngày công ty thông qua việc tăng vốn điều lệ này

Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty được gửi lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư. Thẩm quyền do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư, đơn vị doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Các hồ sơ cần có trong thủ tục Tăng vốn điều lệ 

Các hồ sơ cần có trong thủ tục Tăng vốn điều lệ

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo trong việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký xác nhận);
  • Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp trong việc tăng vốn điều lệ (do chủ sở hữu doanh nghiệp ký xác nhận);
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp lần đầu đăng ký thay đổi GPKD);
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ trong việc tăng vốn điều lệ;
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không là người trực tiếp thực hiện thủ tục).

Lưu ý:

Trong trường hợp công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng thêm vốn điều lệ bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì công ty bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên hay công ty cổ phần.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo trong việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký xác nhận);
  • Quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp trong việc tăng vốn điều lệ (do chủ sở hữu doanh nghiệp ký xác nhận);
  • Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên của công ty (trong đó có chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản);
  • Giấy xác nhận về việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp công ty có tiếp nhận thành viên mới);
  • Bản sao y công chứng CMND của các thành viên mới (không quá 6 tháng kể từ ngày công chứng);
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp lần đầu đăng ký thay đổi GPKD);
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ để tăng vốn điều lệ.

Đối với công ty cổ phần

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo trong việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp (do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký xác nhận);
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông trong việc phát hành cổ phần chào bán để tăng mức vốn điều lệ. Trong đó có nêu rõ số lượng cổ phần được chào bán và được hội đồng quản trị thực hiện các thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
  • Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên của công ty (trong đó có chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản);
  • Giấy xác nhận về việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp công ty có tiếp nhận thành viên mới);
  • Bản sao y công chứng CMND của các thành viên mới (không quá 6 tháng kể từ ngày công chứng);
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp lần đầu đăng ký thay đổi GPKD);
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không là người trực tiếp thực hiện thủ tục).
  • Mẫu thông báo về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ Tăng vốn điều lệ

Hình thức nộp hồ sơ Tăng vốn điều lệ

Nộp hồ sơ online

Các doanh nghiệp có thể nộp bằng hình thức online thông qua phương thức sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc truy cập vào website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn và sử dụng chữ ký số công cộng (Đối với Hà Nội, việc nộp hồ sơ online là bắt buộc)

Với hồ sơ nộp online: khi nộp hồ sơ online phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời doanh nghiệp bằng văn bản cho kết quả về việc hồ sơ của doanh nghiệp có hợp lệ hay không, trong vòng 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ bản giấy lên bộ phận một cửa, phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả

Nộp hồ sơ trực tiếp 

Các doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Với những hồ nộp trực tiếp sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung đã điều chỉnh hay nếu từ chối thì trả lời bằng văn bản đồng thời nêu rõ lý do sau 3 ngày làm việc

Những lưu ý cần biết khi doanh nghiệp Tăng vốn điều lệ 

Những lưu ý cần biết khi doanh nghiệp Tăng vốn điều lệ

Một doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tăng vốn điều lệ cần lưu ý những điểm sau:

Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ bất kỳ lúc nào sao cho phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu hoạt động, thêm thành viên hay vốn để phục vụ các hoạt động kinh doanh. Mặt khác, khi công ty muốn giảm vốn lại là rất khó khăn vì cần cung cấp các báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại, đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ cũng như thanh toán khoản vốn giảm của công ty;

Sau khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải công bố các thông tin được thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia và Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới;

Việc tăng vốn của doanh nghiệp sẽ đồng thời làm tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

  1. Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;
  2. Nộp bổ sung kê khai thuế môn bài theo quy định của pháp luật. 

Lợi ích của việc Tăng vốn đối với doanh nghiệp

Lợi ích của việc Tăng vốn đối với doanh nghiệp

Việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là quyền của chủ sở hữu trong quá trình hoạt động và vận hành của doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích nhất định, cụ thể như:

  • Tăng vốn điều lệ đáp ứng được tốt các nhu cầu về việc tăng quy mô hoạt động của công ty.
  • Tăng hạn mức được vay từ các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với các khoản vay từ ngân hàng, bên cạnh đó hạn mức được vay cũng sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn.
  • Một doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn sẽ dễ dàng tạo độ tin cậy từ phía các đối tác của doanh nghiệp. Thông thường, mức tăng vốn điều lệ sẽ đại diện cho mức tăng nghĩa vụ tài chính cần thực hiện cũng như khả năng chịu trách nhiệm đối với tài sản. Từ đó, tạo được niềm tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp đó đối với đối tác trong hoạt động giao dịch.
  • Việc tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc tăng vốn điều lệ sẽ dẫn đến quá trình tiếp cận người tiêu dùng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Từ đó, tạo danh tiếng cho doanh nghiệp đối với những người tiêu dùng. Các chi nhánh được mở rộng, cùng với các hoạt động được phát triển sẽ tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng đối với doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, sản phẩm.
  • Tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm số lượng thành viên cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc công ty có thêm nhiều cổ đông, thành viên cùng tham gia hoạt động và lãnh đạo. Từ đó, hạn chế được sự lạm dụng và thâu tóm quyền lợi của một số thành viên, cổ đông khác trong doanh nghiệp

Một ví dụ điển hình có thể nói đến ở đây có chính là Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam vào ngày 17/11/2021 vừa qua chính thức tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn này đem lại cho Yuanta Việt Nam những lợi ích nhất định như tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng cung cấp vốn cho các nhà đầu tư cũng như tăng cường đầu tư vào công nghệ – số hoá sản phẩm để nâng cao trải nghiệm khách hàng,…

Tìm hiểu thêm thông tin về Yuanta Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng tại đây: https://yuanta.com.vn/tin-tuc/chung-khoan-yuanta-viet-nam-tang-von-dieu-le-len-2-000-ty-dong

Qua bài viết Yuanta Việt Nam hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về việc tăng vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó nhà đầu tư có thể hiểu hơn về Quy trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp Những lợi ích từ việc tăng vốn điều lệ là gì? và rút ra được cho mình những thông tin cần thiết.