Siêu lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và tác động đến nền kinh tế
Flower
Trang chủNewsBlogKiến thức kinh tếSiêu lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và tác động đến nền kinh tế

26/05/2022 - 13:44

Siêu lạm phát là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và tác động đến nền kinh tế

Siêu lạm phát đã là một cụm từ rất quen thuộc thường gặp. Nó gần như là nỗi ám ảnh cực lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang ra sức để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Vậy siêu lạm phát là gì? Tình trạng này ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát là một thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng tăng giá cả hàng hóa một cách nhanh chóng, quá mức đến nỗi nền kinh tế không thể kiểm soát được. Tình trạng này xảy ra sẽ làm mất giá trị của tiền và gây ra sự bất ổn về kinh tế. Được đánh giá là một tình trạng hiếm gặp đối với các quốc gia phát triển tuy nhiên lịch sử các nước lớn như Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina đã ghi nhận rất nhiều các giai đoạn siêu lạm phát xảy ra.

khái niệm

>>> Xem thêm: Lạm phát do cầu kéo là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng đến nền kinh tế

Bản chất của siêu lạm phát

Siêu lạm phát chính là tên gọi chung cho tình trạng khi giá thị trường đã tăng hơn 50% mỗi tháng trong một tháng.  Mức tăng của giá cả trong tình hình siêu lạm phát sẽ được tính theo ngày và mỗi ngày có thể tăng từ 5 đến 10%. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cần thêm nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm với mức tăng chóng mặt. Nếu mức lương không tăng kịp theo tốc độ tăng của hàng hóa thì mức sống của người dân sẽ bị giảm vì tiền lương không đủ bù vào chi phí sinh hoạt. Thậm chí tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia đó.

Khi mức tăng quá cao khiến các loại tiền như tiền tiết kiệm mất đi giá trị của nó. Nếu tình trạng kéo dài thì tình hình tài chính của người tiêu dùng xấu đi và có thể là phá sản.

Bản chất của siêu lạm phát

Đặc điểm thường thấy của siêu lạm phát

Siêu lạm phát là một tình trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nó sẽ có thể làm ảnh hưởng đến chính trị xã hội của cả một quốc gia. Sau đây sẽ là những đặc điểm thường thấy  khi xảy ra tình trang này:

  • Tốc độ tăng giá của hàng hóa rất nhanh. Người mua sẽ phải bỏ ra số tiền lớn gấp nhiều lần để có thể sở hữu được hàng hóa hay dịch vụ đó.
  • Lạm phát chia thành 3 loại chính rõ ràng nhất là : lạm phát theo nhu cầu, lạm phát thúc đẩy chi phí, lạm phát tích hợp.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá buôn bán (WPI) là những chỉ số đo lường thường dùng để phân tích tình hình lạm phát của một nền kinh tế.
  • Lạm phát không hẳn là xấu mà sẽ có những mặt tích cực riêng.
  • Một con số lạm phát nhất định sẽ làm tăng giá trị tài sản đối với những người có tài sản tích trữ như hàng hóa hay một số tài sản có giá trị hữu hình khác.
  • Siêu lạm phát sẽ rất bất lợi cho những người tích trữ tiền mặt. Vì khi xảy ra tiền mặt sẽ mất đi giá trị của nó và trở nên vô dụng.
  • Lạm phát sẽ có lợi cho phát triển kinh tế ở một mức độ nào đó vì nó có thể thúc đẩy người dân chi tiêu thay vì tiết kiếm. Và từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Bản chất 

Tác hại của siêu lạm phát

Siêu lạm phát sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho của người dân lẫn nền kinh tế. 

Mức sống giảm

Nếu mức tăng giá của hàng hóa dịch vụ cao đột biến vì siêu lạm phát thì tiền lương của người tiêu dùng sẽ không đủ để họ có thể chi tiêu vào các nhu cầu hàng ngày. Mức sống của họ sẽ giảm nghiêm trọng vì không thể chi trả các khoản chi tiêu cơ bản như trước. Mọi người sẽ bắt đầu có xu hướng tích trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thậm chí là cả lương thực. Điều này dẫn đến bất ổn về khan hiếm hàng hóa và mất an ninh lương thực trầm trọng.

Đồng tiền rớt giá

Khi giá các hàng hóa dịch vụ tăng quá mức đồng tiền sẽ trở nên mất giá trị. Những người có tích trữ tiền mặt hay tiền tiết kiếm sẽ bị giảm đáng kể giá trị tài sản. Và thậm chí ở mức siêu lạm phát đồng tiền có thể trở nên vô giá trị.

Ảnh hưởng tài chính quốc gia

Khi tiền mất giá người dân sẽ không còn thực hiện giao dịch tại các định chế tài chính, ngân hàng. Các tổ chức tài  chính và người cho vay bị phá sản. Tiền thu xung vào công quỹ hàng năm sẽ giảm nghiêm trọng vì người dân và doanh nghiệp không còn chi trả nổi nữa. Ngân sách chính phủ thâm hụt dẫn đến ảnh hưởng các dịch vụ công.

Nguyên nhân dẫn đến siêu lạm phát

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lạm phát của một nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tất cả sẽ xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau đây.

Cung tiền tăng cao quá mức

Đây là một lý giải cho câu hỏi tại sao nhà nước không in nhiều tiền. Sẽ có vấn đề gì xảy ra khi nhà nước tăng lượng cung tiền ra thị trường. Siêu lạm phát và suy thoái kinh tế sẽ xảy ra nếu lượng cung tiền không đi đôi với phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán để có thể đảm bảo lợi nhuận và duy trì hoạt động. Người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá cao hơn để mua hàng hóa và từ đó xảy ra siêu lạm phát. 

Khi siêu lạm phát dần trầm trọng ngân hàng tiếp tục cung tiền ra, doanh nghiệp tiếp tục tăng giá và người dân tiếp tục mua. Như vậy vòng luẩn quẩn đã tạo ra một nền kinh tế siêu lạm phát.

Mất niềm tin

Khi mất niềm tin vào đồng tiền của một quốc gia cũng như khả năng duy trì giá trị tiền tệ của ngân hàng trung ương tại quốc gia đó bị mất đi thì siêu lạm phát là điều sẽ xảy ra.

Đây là một tình trạng thường diễn ra vào thời chiến khi một quốc gia tham chiến bị yêu cầu một phần bù rủi ro để chấp nhận sử dụng đồng tiền bằng cách tăng giá hàng hóa. 

Khi đó người dân sẽ bắt đầu tích trữ hàng hóa điều này làm cho nhu yếu trở  nên khan hiếm và đắt đỏ. Và như một điều tất nhiên chính phủ sẽ in tiền để bù vào đó nhằm cố gắng ổn định giá cả và tăng thanh khảo. Chính điều này đã làm cho tình hình siêu lạm phát thêm trầm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Hậu quả của siêu lạm phát đối với kinh tế

Tình trạng siêu lạm phát làm giảm nghiêm  trọng sức mua của toàn bộ người dân và cả các tổ chức trong nước. Điều này dẫn đến bóp méo nền kinh tế chú trọng về việc tích trữ tài sản hữu hình. Các cơ sở tiền tệ sẽ tháo chạy khỏi nền kinh tế siêu lạm phát này, kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng cho dù nội tệ hay ngoại tệ có mạnh đến đâu.

Nếu lạm phát tiến triển thành siêu lạm phát thì đồng tiền trong nước sẽ mất giá so với đồng tiền các nước có nền kinh tế ổn định. Dân cư của các nền kinh tế ổn định này có thể sẽ sinh sống trên đất nước bị siêu lạm phát với chi phí rất rẻ do sự chênh lệch giá trị 2 đồng tiền. Và chính phủ sẽ vô tình chấp nhận sự có  mặt của đồng tiền ổn định kia và nên trong trường hợp nghiêm trọng đồng tiền mạnh sẽ có thể thay thế luôn vị trí của đồng tiền siêu lạm phát. 

Điều này đã được thấy tại Zimbabwe vào cuối thập niên 2000. Thời kỳ siêu lạm phát đồng đôla của nước này, do bị mất giá nghiêm trọng. Và đồng tiền này đã được thay thế bằng đồng đôla Mỹ và rand Nam Phi.

Hậu quả của siêu lạm phát đối với kinh tế

Giải pháp kiểm soát siêu lạm phát

Có thể thấy tác hại nghiêm trọng mà lạm phát mang lại cho nền kinh tế chính vì thế mà hạn chế lạm phát là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng phải làm được. Đã có rất nhiều biện pháp chống lạm phát được đưa ra để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế. Sau đây sẽ là một vài trong số đó.

Giảm bớt lượng cung tiền

Đây chính là giải pháp căn bản để hạn chế tình trạng lạm phát diễn ra. Ngân hàng nhà nước cần giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Cho dù là kinh tế suy thoái cũng không nên bơm tiền số lượng lớn vào nền kinh tế. Điều này sẽ tránh cho kinh tế bị lạm phát vì nếu lượng tiền tăng không đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến siêu lạm phát.

Tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng

Nhà nước sẽ tăng mức dự trữ bắt buộc tại các hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp giảm lượng tiền cung ra thị trường trong thời gian ngắn. Ngoài ra nó sẽ giúp các ngân hàng bình đẳng với nhau hơn. Đây là cách để ổn định nguồn tiền do các ngân hàng kiểm soát.

Nâng mức lãi suất chiết khấu

Nhà nước sẽ nâng mức lãi suất chiết khấu để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng thương mại đem các giấy tờ tài sản có giá trị đến chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.

Nâng mức lãi suất chiết khấu

Tăng lãi suất tiền gửi 

Nâng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trên cả nước để khuyến khích người dân gửi tiền vào các ngân hàng này. Đây là nỗ lực nhằm giúp các tổ chức tài chính như ngân hàng có thể duy trì các hoạt động của mình trong thời kỳ lạm phát.

Bán tài sản cho ngân hàng thương mại 

Các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng nghiệp vụ thị trường của mình để mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra ngân hàng trung ương sẽ bán cả vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

Giảm chi ngân sách

Cắt giảm các nguồn ngân sách quốc gia không cần thiết tại thời điểm siêu lạm phát. Để hạn chế nhu cầu chi tiêu cá nhân thì nhà nước sẽ tăng thuế tiêu dùng lên và tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp ra xã hội.

Giảm thuế và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa

Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích tăng lượng hàng hóa trong nước. Đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Tránh tình trạng bất ổn do khan hiếm. Ngoài ra đẩy mạnh nhập khẩu sẽ có thể tăng lượng tiền trao đổi giữa trong và nước để tăng thêm nguồn tiền ngoại tệ và công bằng giá trị đồng tiền. 

Đi vay viện trợ nước ngoài

Ngoài ra nhà nước có thể vay viện trợ từ nước ngoài để có thể duy trì các dịch vụ công trong nước và bù vào phần thâm hụt giá trị do siêu lạm phát. Điều này sẽ giúp duy trì ổn định trong thời gian ngắn nhưng nó không phải là biện pháp lâu dài.

Đi vay viện trợ nước ngoài

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về siêu lạm phát . Có thể nói đây là tình trạng kinh tế không mong muốn của một quốc gia. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bạn cần tìm hiểu. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.