03/06/2022 - 11:33
Tìm hiểu về mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro
Mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro đóng vai trò quan trọng trong quá trình doanh nghiệp quyết định đầu tư vào bất cứ dự án nào, Hơn nữa, hai yếu tố này có sự liên hệ chặt chẽ và có sự tác động lẫn nhau. Hãy cùng tìm hiểu thế nào là lợi nhuận, rủi ro và mối quan hệ của chúng là như thế nào nhé.
Tổng quan về lợi nhuận
Trước khi thành tìm hiểu mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro, chúng ta có thể tìm hiểu về những yếu tố xem có những đặc điểm gì nổi bật.
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc kinh doanh, với số tiền thu lại từ hoạt động mua bán trừ đi các khoản chi phí tạo ra số dương. Lúc này, khoản tiền đó sẽ là lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu về thêm, hãy còn gọi là tiền lãi.
>>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp (gross profit) là gì? Và cách tính cách chính xác nhất
Trong các hoạt động kinh doanh, việc tính toán lợi nhuận đều được thực hiện theo công thức sau:
Lợi nhuận = Tổng số doanh thu – Tổng số chi phí.
Lợi nhuận chính là yếu tố thể hiện rằng, việc doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có mang đến hiệu quả không. Nếu lợi nhuận được tính bởi công thức trên cho ra số dương thì đó là việc kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả và thu được tiền lãi. Còn nếu lợi nhuận là con số âm thì doanh nghiệp phải xem xét và điều chỉnh lại, nếu không sẽ bị thua lỗ. Việc xác định lợi nhuận còn giúp đánh giá hiệu quả về khả năng điều phối, sử dụng nguồn lao động và tài sản của bản thân doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Có nhiều yếu tố khác nhau có liên quan đến yếu tố lợi nhuận, đó là những nhân tố có liên quan đến chi phí bỏ ra của bản thân doanh nghiệp. Bao gồm:
- Yếu tố về nguồn lao động: Yếu tố này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, cống hiện chất xám,… nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đi kèm với hoạt động của họ, doanh nghiệp phải bỏ ra một quản chi phí để chi trả cho quá trình họ làm việc, hay còn gọi là tiền lương.
- Chất lượng hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt hàng được đưa ra với chất lượng đảm bảo mới hấp dẫn khách hàng và được tiêu thụ tạo ra doanh thu.
- Sản lượng hàng hóa hay số lượng hàng hóa cũng tác động không nhỏ đến lợi nhuận. Bán được càng nhiều hàng hóa thì doanh nghiệp có doanh thu càng cao.
- Mặt hàng doanh nghiệp phân phối trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có thể kinh doanh một hoặc nhiều hơn một sản phẩm. Việc đa dạng sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng mặt hàng A bán chạy, nhưng hàng B ứ đọng và tồn kho. Lúc này, doanh nghiệp xác định rõ cơ cấu mặt hàng để có phương hướng giải quyết hiệu quả, cuối cùng là hướng đến mục đích thu hồi vốn và giảm rủi ro về lỗ.
Cách gia tăng lợi nhuận
Có nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn giúp tăng lợi nhuận.
- Tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng số lượng hàng hóa được bán ra thị trường. Chúng ta có thể thu hút khách hàng hơn qua hoạt động giảm giá, khuyến mãi sản phẩm đi kèm, ưu đãi cho khách sỉ,…
- Tăng lợi nhuận thông qua cách tăng giá bán sản phẩm khi cân nhắc thấy các yếu tố về chi phí chưa cân bằng. Tuy nhiên, việc này còn cần chú ý đến nghiên cứu phản ứng của khách hàng trước việc tăng giá sản phẩm để không gây ra phản ứng ngược.
- Tăng lợi nhuận thông qua giảm nhân lực khi thấy số lượng nhân công vượt quá nhu cầu sản xuất sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí đáng kể.
- Tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí: Có rất nhiều khoản chi phát sinh trong quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần tính toán để tối ưu khoản này và đạt được mức lợi nhuận tốt nhất.
Tổng quan về rủi ro
Cùng nằm trong mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro, yếu tố rủi ro cũng đóng vai trò quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm.
Rủi ro là gì?
Rủi ro là những thiệt hại mà doanh nghiệp không mong muốn xảy ra, có liên quan đến nhiều yếu tố như: tài sản, thị trường, vốn,… Đôi khi, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và nhìn ra trước được rủi ro có thể xảy ra. Nhưng trong một số trường hợp, rủi ro đến bất ngờ mà doanh nghiệp cũng chưa dự đoán đến.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Doanh nghiệp đưa ra những tính toán và quyết định sai lầm khiến cho hiệu quả kinh doanh không còn được đảm bảo.
- Thị hiếu của khách hàng thay đổi nhanh chóng và bất ngờ khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.
- Sản phẩm doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh không đảm bảo về chất lượng.
- Chi phí ngày càng tăng cao khiến doanh nghiệp không thể đáp ứng mức giá mà khách hàng mong muốn,…
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta có một số biện pháp sau:
>>> Xem thêm: Khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định khẩu vị rủi ro
- Doanh nghiệp cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng và xác định ra những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của mình, rồi lên phương hướng phòng tránh.
- Doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời thị hiếu của khách hàng, xác định rõ sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.
- Quá trình hợp tác, doanh nghiệp cần xác định rõ thông tin đối tác và lường trước rủi ro thông qua xem xét: Báo cáo thông tin doanh nghiệp và báo cáo thông tin nhà cung cấp, giải pháp quản lý cung ứng.
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Là hai yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro sẽ được thể hiện như sau:
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, rủi ro và lợi nhuận có mối quan hệ cùng cùng chiều, tức là khi lợi nhuận càng tăng cao thì rủi ro kèm theo cũng gia tăng (theo hình minh họa ở trên). Như vậy, khi nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro càng lớn, khả năng thu lại lợi nhuận dành cho họ càng cao.
Có thể thấy, mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro có sự liên quan và tác động qua lại với nhau. Nếu muốn thu lợi nhanh chóng thì doanh nghiệp cũng phải nhận diện rõ ràng về áp lực rủi ro của mình. Đây là hai yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra quyết định kinh đầu tư và kinh doanh. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.