13/02/2023 - 13:55
Mô hình Harmonic là gì? Tìm hiểu về các mô hình Harmonic tiêu biểu
Các mô hình trong phân tích kỹ thuật được các nhà đầu tư áp dụng để xác định được các điểm vào lệnh phù hợp. Trong bài viết sau đây, Yuanta Việt Nam sẽ giới thiệu đến quý nhà đầu tư một mô hình trong các mô hình dùng trong phân tích kỹ thuật đó là mô hình Harmonic. Vậy, mô hình này là gì, những lưu ý khi sử dụng mô hình này mà nhà đầu tư cần nắm rõ, mời bạn cùng xem nhé!
Mô hình Harmonic là gì?
Có thể hiểu, mô hình Harmonic là mô hình được hình thành bởi việc nối các điểm theo tỷ lệ Fibonacci lại với nhau trên mẫu hình. Các mô hình Harmonic sẽ có các điểm cũng như số lượng sóng khác nhau. Các nhà đầu tư thường ít biết đến mô hình Harmonic này và số ít đó thường dựa vào đây để tìm điểm mua hoặc bán theo các con sóng tăng hay giảm. Ngoài ra, mô hình Harmonic còn đưa ra những tín hiệu đảo chiều giá qua các mẫu hình khác nhau.
Ra đời vào năm 1932, được phát minh bởi H.M Gartley, theo ông, mô hình Harmonic gồm có 5 điểm được nối lại theo hai hình thức: mô hình tăng và mô hình giảm. Sau này, thông qua việc áp dụng thêm với tỉ lệ Fibonacci, các nhà đầu tư đã phát triển ra thêm nhiều mẫu hình tiêu biểu.
Những ưu và nhược điểm của mô hình Harmonic
Ưu điểm
Mô hình Harmonic có những ưu điểm để các nhà đầu tư có thể ưu tiên lựa chọn dùng trong phân tích kỹ thuật như:
- Ở mô hình này có thể chỉ ra được những điểm giao dịch phù hợp với nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư.
- Nhờ dựa vào Fibonacci nên mô hình nến này có thể đưa ra các kết quả uy tín cao hơn.
- Mô hình này mang lại các tín hiệu mà nhà đầu tư có thể áp dụng ở nhiều khung thời gian khác nhau.
- Nhà đầu tư có thể kết hợp Harmonic kèm với những công cụ trong phân tích kỹ thuật khác như MACD, RSI, SMA… để có những quyết định chính xác hơn.
- Mô hình Harmonic thường xuất hiện ở trên thị trường nên dễ bắt gặp để các nhà đầu tư dựa vào phân tích.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm mà Harmonic mang lại, mô hình này khi sử dụng cũng có những điểm hạn chế mà nhà đầu tư nên lưu ý:
- Vì tính chất lý thuyết khá cao nên các con số trong tỷ lệ Fibonacci ở từng mẫu hình Harmonic cũng khiến nhà đầu tư khó thuộc lòng được chính xác.
- Các mẫu hình có hình dáng tương tự nhau nên nhà đầu tư có thể dễ bị nhầm lẫn.
- Đây là mô hình nâng cao trong phân tích kỹ thuật nên nhà đầu tư phải có nhiều kỹ năng quan sát, phân tích vững chắc để áp dụng cho mình.
6 mô hình Harmonic tiêu biểu
Harmonic bao gồm 6 mô hình khác nhau, đó là:
- Mô hình Gartley (Bullish Gartley và Bearish Gartley)
- Mô hình AB = CD (Bullish AB = CD và Bearish AB = CD)
- Mô hình Three Drive (Bullish Three Drive và Bearish Three Drive)
- Mô hình Bat (Bullish Bat và Bearish Bat)
- Mô hình Butterfly (Bullish Butterfly và Bearish Butterfly)
- Mô hình Crab (Bullish Crab và Bearish Crab)
Mô hình Gartley
Đây được xem là mô hình được phát triển đầu tiên trong số các mô hình Harmonic tiêu biểu bởi H.M Gartley. Là sự kết hợp của 5 điểm A, B, C, D, X và tỉ lệ Fibonacci, chia làm hai loại Bullish Gartley và Bearish Gartley như sau:
Mô hình AB = CD
Đây được xem là mô hình cơ bản tiêu biểu nhất trong 6 mô hình Harmonic. Ở mô hình này, khi nối 4 điểm A B C D lại ta sẽ có hình bình hành như sau:
Mô hình Three Drive
Đây được gọi là mô hình ba sóng ngang của Harmonic, tương tự với mô hình AB = CD ở trên. Mô hình three drive này có 3 con sóng và 2 đoạn hồi, được chia thành hai mẫu hình như sau:
Mô hình Bat – con dơi
Được nghiên cứu bởi Scott Carney năm 2012, mô hình Bat – con dơi có hình dạng gần như mô hình Gartley nhưng AB sẽ ngắn hơn đoạn CD.
Mô hình Butterfly – con bướm
Phát triển bởi Bryce Gilmore, mô hình butterfly được hình thành từ 5 điểm X-A-B-C-D và cũng được chia thành hai loại mô hình tăng giảm như sau:
Mô hình Crab – con cua
Tương tự như mô hình con bướm phía trên, nhưng ở mô hình con cua sẽ có đoạn AB ngắn hơn đoạn CD. Cũng chia thành hai loại mô hình tăng giảm như sau:
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình Harmonic là một trong những mô hình phân tích kỹ thuật nâng cao đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm chắc lý thuyết cũng như kinh nghiệm. Qua bài viết trên, Yuanta Việt Nam đã giúp quý nhà đầu tư những kiến thức về mô hình, ưu điểm, nhược điểm của mô hình này. Hi vọng nhà đầu tư sẽ có những quyết định đầu tư phù hợp. Cùng theo dõi Yuanta Việt Nam để cập nhật những thông tin tài chính, chứng khoán mới nhất nhé!