Tháp tài sản là gì? Thành phần và ý nghĩa của tháp tài sản trong đầu tư
Flower
Trang chủTin tứcBlogPhát triển bản thânTháp tài sản là gì? Thành phần và ý nghĩa của tháp tài sản trong đầu tư

01/02/2023 - 11:18

Tháp tài sản là gì? Thành phần và ý nghĩa của tháp tài sản trong đầu tư

Nếu bạn là người thích đầu tư tài chính thì hẳn đã từng nghe nói đến tháp tài sản cá nhân. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mơ hồ và không phải ai cũng biết đặc điểm của tháp tài sản là gì, có ý nghĩa ra sao, gồm thành phần nào. Trong bài viết chúng ta sẽ làm rõ nhé.

Tháp tài sản là gì? Thành phần và ý nghĩa của tháp tài sản trong đầu tư

Tháp tài sản là gì? Thành phần và ý nghĩa

Tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản là mô hình phân bổ từng loại tài sản vào từng khối khác nhau. Mỗi tầng tương ứng một loại tài sản và đảm nhận một vai trò riêng trong cuộc sống. Tương tự như kim tự tháp người Ai Cập cổ đại, tháp tài sản cũng sẽ bền vững theo thời gian nhờ kết cấu vững chắc khi xây dựng. Với phần móng chắc chắn sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ hệ thống tháp bên trên.

Tầng đáy to nhất, vững chắc hơn các tầng phía trên nên tạo thành một mô hình giống Kim tự tháp. Đây được coi là nền móng vững chắc cho tháp tài sản, dùng đảm bảo cho mức sống cơ bản. Càng lên cao thì mức độ an toàn sẽ giảm xuống, thường sẽ là các khoản đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng tài sản tương lai.

Tháp tài sản có ý nghĩa thế nào cho quá trình đầu tư tài chính?

>>> Xem thêm: 10 Quy tắc quản lý tài chính cá nhân không phải ai cũng biết

Như đã đề cập trước đó, tháp tài sản được phân chia thành các tầng rõ ràng với độ rộng khác nhau. Hơn nữa diện tích mỗi tầng của kim tự tháp cũng thể hiện sự ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản thuộc tổng tài sản của bạn. Xây dựng tháp tài sản có ý nghĩa lớn trong việc giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính ổn định cho hiện tại cùng tương lai.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân còn vô cùng quan trọng. Với kỹ năng này bạn sẽ cân bằng chi tiêu và đầu tư trong cuộc sống và không phải rơi vào tình trạng đầu tháng nặng túi, cháy túi khi có việc đột xuất xảy ra.

Tháp tài sản còn có ý nghĩa lớn trong việc phân bổ số tiền sao cho hợp lý. Nếu trước đây bạn kiếm ra tiền nhưng không biết sắp xếp các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm vào đâu hợp lý. Vậy thì khi xây dựng tháp tài sản bạn sẽ biết cách phân bổ thu nhập đúng nơi, đúng chỗ. Từ đó sẽ xây dựng được một nền móng tài chính vững vàng cho tương lai.

Các thành phần cơ bản của tháp tài sản cá nhân

Dựa theo nhu cầu thực tế của từng người mà có thể phân bổ và cơ cấu số tầng tháp tài sản khác nhau. Tuy nhiên một mô hình cơ bản sẽ thường được chia làm 4 tầng, bao gồm:

Tầng 1 – Bảo vệ

Đây là tầng có diện tích lớn nhất và luôn nằm ở dưới đáy. Bởi vì nó sẽ đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ tháp tài sản và thông thường bao gồm các chi phí cơ bản cho cuộc sống như: Tiền thuốc khám chữa bệnh, tiền ăn uống hàng ngày,…

Tầng 2 – Lập kế hoạch

Đây sẽ là số tiền bạn dùng với mục đích để tiết kiệm cho tương lai, có thể phục vụ cho các mục tiêu cụ thể: Mua sắm, sơn sửa nhà cửa… Nhìn chung số tiền ở tầng 2 sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại vậy nhưng lại có quyết định lớn đến tương lai.

Tầng 3 – Mục tiêu ưu tiên

Ở tầng 3 này có ý nghĩa rất lớn và hữu ích cho việc phân bổ, tập trung cho các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hay bất động sản,… Qua đó tạo ra nguồn thu nhập thụ động để giúp bạn thụ cuộc sống tốt hơn.

Tầng 4 – Tài sản cho thế hệ sau

Đây là tầng ở trên cao và là đỉnh chóp tháp tài sản cá nhân. Thông thường, sau khi đã thu được phần lớn lợi nhuận từ tầng 3 dưới thì bạn có thể thiết lập quỹ tài sản ở tầng 4. Từ đó dùng để lại cho con cháu, thế hệ mai sau hoặc làm từ thiện.

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản chuyên nghiệp, hiệu quả

>>> Xem thêm: Cách tiết kiệm của người Nhật

Để đảm bảo có được nguồn thu nhập ổn định và sự chi tiêu, đầu tư hợp lý. Chúng ta cũng nên có những nguyên tắc để xây dựng tháp tài sản ngay từ bây giờ. Cụ thể:

  • Xây lần lượt từ dưới lên trên.
  • Xây đáy tháp càng rộng càng tốt, tầng dưới cần đảm bảo đủ cũng như săn chắc để làm bệ đỡ cho các tầng trên.
  • Khi cần sử dụng vốn gấp thì nên rút tài sản từ các tầng dưới. Hạn chế tối đa rút hoặc bán các tài sản ở tầng tăng trưởng, mạo hiểm.
  • Khi tháp đầu tư được xây dựng vững chắc thì bạn sẽ dễ dàng thấy được lộ trình mình cần thực hiện cho hành trình tài chính cá nhân. Từ đó sẽ loại bỏ được những suy nghĩ có thể làm lung lay cho quá trình đầu tư của bản thân.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu tháp tài sản là gì? Cùng với đó là các thông tin liên quan để cân nhắc cũng như tạo cho mình một tháp đầu tư cá nhân phù hợp nhất. Đảm bảo tránh xa các rủi ro xảy ra, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.