Chỉ báo Bollinger Band là gì? Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band
Flower
Trang chủTin tứcBlogKiến thức chứng khoánChỉ báo Bollinger Band là gì? Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band hiệu quả

02/08/2022 - 11:00

Chỉ báo Bollinger Band là gì? Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band hiệu quả

Bollinger Band là thuật ngữ quen thuộc trong đối với các trader chuyên giao dịch theo phân tích kỹ thuật. Đây là chỉ báo được phát triển bởi John Bollinger và được đánh giá là công cụ hữu hiệu giúp các nhà đầu tư phân tích biến động giá. Vậy chỉ báo Bollinger Band là gì? Cách để sử dụng chỉ báo này như thế nào? 

Chỉ báo Bollinger Band là gì?

Chỉ báo Bollinger Band là gì?

Tổng quan về Bollinger Band

Cha đẻ của chỉ báo Bollinger Band là John Bollinger – nhà phân tích tài chính hàng đầu thế giới. Ông đã phát triển chỉ báo này vào năm 1983. Cho đến bây giờ, đây vẫn là chỉ báo được nhiều nhà đầu tư sử dụng vì tính ứng dụng cao của nó.

Chỉ báo Bollinger Band là gì?

Chỉ báo Bollinger Band hay còn gọi là dải Bollinger được hình thành từ đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn giá. Cấu tạo của chỉ báo này gồm 3 phần chính là:

  • Đường giữa (Middle Band): chính là đường trung bình động MA (Moving Average), lấy theo giá đóng cửa của 20 giai đoạn gần nhất.
  • Dải trên (Upper Band): được tính bằng đường trung bình động MA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)
  • Dải dưới (Lower Band): được tính bằng đường trung bình động MA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Ảnh minh họa 3 phần chính của Bollinger Bands

Thông thường, chỉ báo Bollinger Bands để xác định xu hướng của thị trường, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại của xu hướng đó. Ngoài ra, Bollinger Bands cũng giúp trader xác định thị trường có đang trong giai đoạn đi ngang, hay đang bắt đầu cho một giai đoạn tích lũy. Đây là thời điểm “làm khó” rất nhiều chỉ báo khác như Stochastic, MACD, RSI,… Dựa vào các phân tích này các nhà đầu tư sẽ đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.

Ý nghĩa của Bollinger Band

Chỉ báo Bollinger Bands là công cụ giúp các nhà giao dịch đưa ra ý tưởng trong việc dự đoán xu hướng của thị trường và xác định các điểm vào lệnh thích hợp. Ngoài ra, nó cũng có một vài ý nghĩa quan trọng mà cách nhà đầu tư cần phải nắm được.

Sự thu hẹp (siết chặt)

Khi hai dải trên và dải dưới tiến lại gần nhau và di chuyển sát đến đường SMA 20 thì xuất hiện sự thu hẹp (hay còn gọi là siết chặt). Sự thu hẹp này thể hiện một giai đoạn khi giá biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu xu hướng tăng trong thời gian tới – thời điểm “vàng” để vào lệnh tiềm năng giúp các nhà đầu tư kiếm lời.

Sau thời điểm thu hẹp các dải sẽ bắt đầu dịch chuyển rộng ra. Khi đó, độ biến động càng giảm và phần trăm thoát vị thế lệnh càng lớn. Mặc dù vậy, những biến động này không được xem là tín hiệu giao dịch vì nó không dự báo được xu hướng tăng hay giảm của giá.

Điểm break out (đột phá)

Những sự đột phá dù diễn ra ở dải trên hay dải dưới Bollinger cũng là một sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Tương tự như Bollinger thu hẹp, điểm đột phá không được xem là tín hiệu giao dịch vì không phải là căn cứ rõ ràng về xu hướng hay độ biến động của giá sau đó. Đây là điều mà khiến nhiều nhà đầu tư đều nhầm lẫn.

Bên cạnh đó, Bollinger Band cũng cung cấp thông tin về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 khoảng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi khoảng đó. Bởi vậy, chỉ báo này phát huy rất tốt hiệu quả của nó trong quá trình dự đoán xu hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Ở bất cứ khung giờ nào, nó cũng đem lại kết quả có độ chính xác khá cao. 

Công thức tính chỉ báo Bollinger Band

Công thức tính Bollinger Band khá đơn giản. Như đã đề cập ở trên, cấu tạo Bollinger gồm 3 dải nên cách tính như sau:

Dải giữa chính là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20); được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.

Dải trên =  SMA20 ngày + (2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày)

Dải dưới  = SMA20 ngày – (2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày)

Để hiểu rõ hơn về công thức chỉ báo Bollinger Band, các bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Giả sử bạn muốn mua cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại là 154,95; độ lệch giá trong 20 ngày là 1,5 và giá trị SMA là 95. Từ các dữ liệu trên, áp dụng công thức ta có: 

Dải giữa = 95

Dải trên =  95 + (2 x 1,5) = 98

Dải dưới  = 95 – (2 x 1,5) = 92

Cách sử dụng Bollinger Band

Sau khi tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Band là gì và công thức tính, câu hỏi đặt ra tiếp theo là cách sử dụng chỉ số này như thế nào để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 6 chiến lược giao dịch với Bollinger Band mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ để áp dụng:

Chiến lược mua giá thấp và bán giá cao

Mua giá thấp bán giá cao là mong muốn của nhiều nhà đầu tư. Nhưng để đạt được điều này không phải là việc dễ dàng. Phương pháp giao dịch mua thấp bán cao với Bollinger Bands là một trong những công cụ hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện mong muốn trên. Với cách giao dịch này, nguyên tắc áp dụng như sau:

  • Bán khi giá tăng chạm vào dải trên
  • Mua khi giá giảm chạm đến dải dưới

Thực tế, như đã chia sẻ ngay từ đầu, bạn không nên chỉ dựa vào việc giá chạm vào dải trên hay dải dưới để ra quyết định vào lệnh giao dịch. Điều này là rất mạo hiểm. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm và khả năng phân tích thị trường thì không nên sử dụng phương pháp này dù đây là cách đơn giản nhất để sử dụng Bollinger Band. Tuy nhiên, nếu thị trường đang trong trạng thái sideway (giá đi ngang và xu hướng không rõ ràng) thì phương pháp này lại vô cùng khả thi.

Ảnh minh họa trạng thái Sideway trên biểu đồ

Chiến lược Bollinger Band Squeeze

Giao dịch Bollinger Band Squeeze hay còn gọi là giao dịch theo dạng nút thắt cổ chai. Sở dĩ được gọi như vậy bởi vì những vùng giá thu hẹp biến động lại, đi ngang, làm cho dải Bollinger trông giống chiếc cổ chai. Hãy nhìn hình bên dưới để dễ hình dung:

Ảnh minh họa hình nút thắt cổ chai trên biểu đồ

Hình dáng nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu cho các nhà giao dịch biết đây là thời điểm sắp có những biến động mạnh mẽ và bạn nên vào lệnh. Khi đó, nên áp dụng nguyên tắc đặt lệnh như sau:

  • Thực hiện lệnh mua khi giá phá vỡ ra khỏi vùng tích lũy hẹp và vượt qua đường dải trên.
  • Thực hiện lệnh bán khi giá phá vỡ vùng tích lũy và đi xuống dưới đường dải dưới.

Tuy nhiên, xuất hiện một vấn đề đó là, chỉ báo Bollinger Bands giúp cho các trader biết breakout sắp xảy ra, nhưng lại không cho biết hướng của breakout – tăng hay giảm giá. Cách đơn giản nhất để tìm ra mấu chốt của vấn đề là nhìn vào xu hướng chính. Nếu nó đang là xu hướng giảm thì khả năng cao sẽ giảm giá, còn đang ở xu hướng tăng thì khả năng cao sẽ tăng giá.

Chiến lược giao dịch theo xu hướng

Bollinger Bands Squeeze giúp bạn xác định được xu hướng thị trường trong tương lai nhưng lại không giúp bạn biết được điểm vào lệnh hợp lý. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết đâu là điểm vào lệnh hợp lý? 

Như đã phân tích về cấu trúc của Bollinger Bands, dải giữa của Bollinger Bands chính là đường trung bình động SMA20. Nó có ý nghĩa là thể hiện giá trị đóng cửa trung bình của 20 phiên liên tiếp.

Khi thị trường có xu hướng mạnh, mỗi khi giá bật ra khỏi dải trên hoặc dải dưới rồi sau đó quay về dải giữa nó sẽ ngay lập tức bật ra để tiếp tục xu hướng. Lúc đó, đường dải giữa đóng vai trò như một cản động (làm đường hỗ trợ hoặc kháng cự) của giá và khi thị trường pullback đối với dải giữa SMA20, đây cơ hội cho bạn thực hiện một giao dịch tại đó.

Ảnh minh họa giá bật ra khỏi dải trên/ dải dưới rồi quay về dải giữa

Chiến lược kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều

Các phương pháp đã nêu trên giúp bạn có thể giao dịch với Bollinger Bands đơn thuần hoặc Bollinger Bands kết hợp với xu hướng. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả cao hơn, có thể kết hợp Bollinger Bands các mô hình đảo chiều. Việc xác định sự đảo chiều khá đơn giản và liên quan mật thiết với các mô hình hai đỉnh và hai đáy (hay còn được gọi là ‘W’s’ và ‘M’s’).

Cách để xác định mô hình Đảo chiều Bollinger Band trên biểu đồ:

  • Thêm vào biểu đồ chỉ báo Bollinger Band (20 chu kỳ, 2 độ lệch chuẩn) – thường là khung thời gian hàng ngày hoặc hàng giờ
  • Xác định đường xu hướng tăng/giảm trước đó bằng việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hoặc hành động giá
  • Cô lập hai đỉnh/đáy, tùy vào từng xu hướng xảy ra trước đó
  • Tìm đỉnh/đáy đầu tiên phá vỡ dải Bollinger Band tương ứng
  • Chờ sự xuất hiện của đỉnh/đáy thứ hai nhưng KHÔNG làm phá vỡ Bollinger Band
  • Vào lệnh từ điểm này hoặc chọn điểm vào truyền thống bằng phương pháp hai đỉnh/hai đáy, và sử dụng đường viền cổ chai làm điểm tham chiếu

Chiến lược kết hợp Bollinger Band với chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI được viết tắt từ Relative Strength Index, nghĩa là “chỉ số sức mạnh tương quan”. Về cơ bản, cách sử dụng chỉ báo RSI khá đơn giản. Khi RSI vượt quá 70 (được gọi là quá mua), và cắt xuống thì đây là thời điểm bạn nên thực hiện lệnh SELL. Ngược lại, khi RSI dưới 30 (được gọi là quá bán), và cắt lên thì đây là thời điểm bạn có thể đặt lệnh BUY.

Ảnh minh họa cách sử dụng chỉ báo RSI khi kết hợp với Bollinger Band

Tuy nhiên, khi kết hợp chỉ báo RSI với Bollinger Band thì cách sử dụng không chỉ đơn giản như vậy. Vậy trong trường hợp này, cách sử dụng như thế nào? Mấu chốt ở đây là tìm ra đường phân kỳ của chỉ báo RSI. Có 2 loại đường phân kỳ RSI:

  • Phân kỳ giảm: Khi biến động giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo RSI lại có xu hướng giảm xuống.
  • Phân kỳ tăng: Khi biến động giá thị trường tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo RSI lại có xu hướng tăng.

Đây là những tín hiệu cho thấy sự đảo chiều sắp xảy ra. Bên cạnh đó, khi kết hợp chỉ báo RSI với Bollinger Band cần xem xét các yếu tố sau:

  • Đối với Bollinger Bands, khi giá đi ra xa thì sẽ có xu hướng quay trở lại dải giữa SMA20, do đó giả sử trong một đà tăng giá, dải trên Bollinger có vai trò như một kháng cự động (lưu ý đây không phải là vùng kháng cự có giá trị như một vùng giá vào lệnh).
  • Đối với RSI, phân kỳ giảm xuất hiện khi thị trường tạo đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo RSI giảm.

Dựa vào 2 yếu tố trên, việc giao dịch sẽ được thực hiện theo ý tưởng giao như sau:

Nếu giá đang hướng lên và nằm ở dải trên của Bollinger Bands, chúng ta sẽ tìm kiếm một phân kỳ giảm RSI. Ngược lại, với trường hợp giá đang hướng xuống nằm ở dải dưới của Bollinger Bands, chúng ta sẽ tìm kiếm một phân kỳ tăng RSI.

Khi đó, theo lý thuyết vì giá đang ở dải trên hoặc dải dưới Bollinger Bands nên giá sẽ có xu hướng quay về dải giữa SMA20. Kết hợp với các dấu hiệu đảo chiều từ sự phân kỳ của chỉ báo RSI, chúng ta có một giao dịch đảo chiều.

Chiến lược Bollinger Band chuyên sâu

Chiến thuật 1 : Bollinger Bands phá vỡ

Bollinger Bands phá vỡ là chiến thuật giao dịch có xu hướng dài hạn và khá đơn giản. Theo đó, khi mức giá đóng cửa tại cây nến xác nhận vượt ra khỏi dải Bollinger Bands thì xảy ra sự phá vỡ. Tuy nhiên để tránh sai sót hay nhầm lẫn khi vào lệnh, các nhà giao dịch nên kết hợp sử dụng với đường hỗ trợ, kháng cự và một số chỉ báo khác.

  • Khi giá breakout vượt ra khỏi đường kháng cự là tín hiệu cho các nhà giao dịch thực hiện lệnh mua vào.
  • Khi giá breakout vượt ra khỏi đường hỗ trợ là tín hiệu cho các nhà giao dịch thực hiện lệnh bán ra.

Ảnh minh họa khi giá breakout vượt ra khỏi đường hỗ trợ

Chiến thuật 2: Giao dịch theo biến động

Với  chiến thuật này, các trader thường giao dịch theo 2 phương thức chủ yếu:

  • Thực hiện lệnh mua vào khi giá có mức dao động nhỏ với kỳ vọng giá sẽ tăng

Lý do cho điều này là sau khi giá biến động với biên độ nhỏ để tạm nghỉ (lúc này mức giá đóng cửa tại các nến gần bằng nhau) thì xu hướng dao động mạnh xuất hiện một lần nữa. Do đó, các trader thực hiện lệnh mua vào khi dải Bollinger siết chặt lại và có mức giá đóng cửa tại các nến gần bằng nhau là một chiến thuật mua theo biến động.

  • Thực hiện lệnh bán ra khi giá có mức dao động lớn (giá rất cao) với kỳ vọng giá sẽ giảm

Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì khoảng cách giữa dải trên và dải dưới sẽ ngày càng xa dần. Khi đó, thị trường cần được điều chỉnh và giá sẽ có biến động nhỏ hơn, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để các trader thực hiện lệnh bán ra.

Những hạn chế của Bollinger Band

Bollinger Band là chiến lược khá dễ sử dụng, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới. Mặc dù có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội nhưng nó vẫn còn một số hạn chế. 

Thứ nhất, hạn chế của Bollinger Band nếu chỉ sử dụng riêng lẻ. John Bollinger cũng khuyên bạn nên kết Bollinger Bands với 2 hoặc 3 chỉ báo không tương quan khác, thay vì xem chúng như một hệ thống giao dịch độc lập. Thông thường cách kết hợp Bollinger Bands và RSI rất được các trader khác ưa chuộng.

Thứ hai, không dự đoán được xu hướng đột phá giá. Hạn chế này được xem là một điểm trừ khá lớn của Bollinger Band. Vì nó chỉ có thể cho biết được xu hướng biến động thị trường hiện tại, tương lai. Thế nhưng trong việc dự đoán xu hướng phá vỡ giá thì nó lại phải chịu bó tay.

Thứ ba, không định lượng được thời điểm quá mua và quá bán kết thúc: Dù có dự đoán được thị trường ở trạng thái nào, những chỉ báo này lại không thể xác định được khi nào xảy ra thời điểm kết thúc. Nhà giao dịch cần phải đặt thêm lệnh Stop loss trong trường hợp giá bị lệch hướng. Dù có dự đoán đúng thì cũng nên đặt Stop loss vì các dự đoán về giá không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn. Vì vậy, các trader luôn phải lên sẵn những phương án và chiến thuật phòng bị có thể xảy ra. 

Thứ tư, Bollinger Band không cho biết sức mạnh của xu hướng hiện tại. Đây là một trong những hạn chế đáng ngạc lớn của dải Bollinger trong phân tích kỹ thuật. Một số trader áp dụng một cách “trập khuôn” nguyên tắc vào lệnh mua khi giá phá vỡ dải thấp và vào lệnh bán khi giá phá vỡ dải trên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đây có thể là tình huống cực kỳ rủi ro, đặc biệt là khi thị trường phát triển một xu hướng mạnh mẽ và giá bắt đầu “walking the bands”. Loại xu hướng này sẽ tạo ra một mức giá cực đoan mới cho các trader.

Thứ năm, nếu thị trường ở trạng thái dao động quá mạnh hay quá nhanh. Khi đó, mọi dự đoán mà chỉ báo đưa ra sẽ không còn chính xác.

Kết luận

Bollinger Band đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính năng của nó. Tuy nhiên, để chỉ số này thực sự đem lại hiệu quả cao cần kết hợp với các chiến lược và phương hướng nhất định. Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về Bollinger Band là gì và các nội dung liên quan. Qua bài viết, hy vọng bạn có thể trang bị thêm được nhiều kiến thức về Bollinger Band và áp dụng được vào các giao dịch trong thực tế.  Trên đậy, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam